THEO DÕI CHÚNG TÔI

Giấy phép thiết lập MXH số 61/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 29/01/2021.

J&T Express: Từ tân binh Indonesia đến đế chế logistics trị giá 10 tỷ USD

Nguyễn Chính Nghĩa

Nguyễn Chính Nghĩa

23 Thg 06 Công khai

Ra đời vào năm 2015 tại Jakarta, Indonesia, J&T Express không phải là cái tên được kỳ vọng tạo nên đột phá trong ngành logistics khu vực nhưng chưa đầy một thập kỷ sau, công ty này đã ghi tên mình vào bản đồ kinh tế Đông Nam Á.

J&T Express: Từ tân binh Indonesia đến đế chế logistics trị giá 10 tỷ USD - ảnh 1

Cụ thể, với doanh thu toàn cầu cán mốc 10 tỷ USD, vận hành hơn 17 triệu đơn hàng mỗi ngày và lần đầu ghi nhận lợi nhuận ròng trong năm 2024, một thành tích hiếm có trong lĩnh vực vốn nổi tiếng cạnh tranh khốc liệt và biên lợi nhuận thấp.

Đằng sau J&T là Jet Lee, cựu CEO OPPO Indonesia, người từng trực tiếp triển khai mạng lưới phân phối điện thoại tại các vùng sâu vùng xa.

Từ trải nghiệm thực tế này, ông sớm nhận ra điểm yếu nghiêm trọng trong hệ thống giao nhận tại khu vực: dịch vụ chậm, chi phí cao, thiếu hạ tầng kết nối.

Thay vì tiếp tục với ngành tiêu dùng công nghệ, Jet Lee quyết định thành lập một doanh nghiệp hậu cần nhưng không đi theo lối mòn cũ.

Ngay từ đầu, J&T chọn phục vụ người tiêu dùng cuối trong bối cảnh thương mại điện tử đang tăng trưởng mạnh.

Không giống các công ty logistics truyền thống vốn ưu tiên giao hàng doanh nghiệp hoặc thư tín, J&T tập trung vào đơn hàng từ các sàn thương mại điện tử như Tokopedia, Bukalapak và sau này là Shopee.

Công ty khởi đầu với giao hàng nội thành, sau đó nhanh chóng mở rộng toàn quốc và tiến ra thị trường khu vực.

Điều khiến J&T nổi bật là quyết định đầu tư trực tiếp vào hạ tầng vận hành. J&T đầu tư trực tiếp vào đội xe, trung tâm phân loại và công nghệ thay vì thuê ngoài, giúp kiểm soát chi phí, tăng hiệu quả và chủ động trong các đợt cao điểm như 9.9, 11.11 hay Tết.

Theo báo cáo tài chính, riêng năm 2024, J&T xử lý hơn 4,56 tỷ kiện hàng tại Đông Nam Á, tăng 63% so với năm trước.

Đồng thời, công ty cũng đạt lợi nhuận ròng toàn cầu lần đầu tiên, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong bối cảnh nhiều đối thủ vẫn đang tìm kiếm điểm hòa vốn.

Trong quý I/2025, lợi nhuận hoạt động điều chỉnh (EBIT) tại khu vực đạt 300 triệu USD, tăng gần 49% so với cùng kỳ. 

Một trong những chiến lược quan trọng của J&T là mở rộng tệp khách hàng ngoài thương mại điện tử. Họ đã trở thành đối tác hậu cần cho nhiều thương hiệu lớn như Sephora, Uniqlo, Clarks tại Singapore, hay Globe Telecom tại Philippines.

Điều này không chỉ giúp giảm phụ thuộc vào các sàn, mà còn cải thiện biên lợi nhuận nhờ các dịch vụ giao hàng đặc thù, giao hàng lạnh hoặc chuyển phát nhanh cao cấp.

Tuy nhiên, con đường tăng trưởng của J&T không hoàn toàn suôn sẻ. Tại Indonesia, Shopee từng loại J&T khỏi danh sách đối tác mặc định vì lo ngại cạnh tranh giá.

Tuy vậy, công ty vẫn tăng trưởng ổn định nhờ nhanh chóng mở rộng sang nền tảng khác và nâng cấp dịch vụ, từ theo dõi đơn hàng thời gian thực đến rút ngắn thời gian giao hàng.

Năm 2024, J&T tăng cường vận hành bằng cách bổ sung hơn 400 xe tải chuyên dụng và lắp đặt thêm 24 dây chuyền phân loại tự động, nâng tổng số toàn cầu lên 303.

Những khoản đầu tư này tuy tốn kém nhưng giúp J&T duy trì lợi thế về năng suất và chất lượng dịch vụ, điều mà nhiều doanh nghiệp logistics nhỏ trong khu vực khó theo kịp.

Sự khác biệt của J&T nằm ở chỗ họ dám đầu tư dài hạn vào hạ tầng, điều mà không phải công ty nào cũng đủ năng lực tài chính để theo đuổi.

Theo ông Budiyanto Darmastono, Phó Chủ tịch Hiệp hội logistics Indonesia, phần lớn các doanh nghiệp địa phương không chấp nhận rủi ro lớn do thiếu nguồn vốn hoặc không có phương án bù lỗ khi thị trường biến động.

Nhờ đội ngũ sáng lập am hiểu thị trường và có mạng lưới đầu tư vững mạnh, J&T đã phát triển hệ sinh thái vận hành linh hoạt tại từng quốc gia nhưng vẫn đảm bảo quy mô toàn khu vực.

Trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á tiếp tục bùng nổ, dự kiến đạt doanh thu 380 tỷ USD vào năm 2030 theo McKinsey, J&T đang nắm giữ lợi thế đáng kể.

J&T không còn đơn thuần là đơn vị giao hàng, mà đang dần trở thành mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng số của khu vực.

Thành công của J&T Express là minh chứng rõ ràng rằng tốc độ, công nghệ và chiến lược đầu tư bài bản là những yếu tố then chốt để thống lĩnh một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro như logistics Đông Nam Á.

0 Bình luận
Chia sẻ

Cùng cộng đồng

SGR “thay máu” lãnh đạo, cổ đông lớn âm thầm rút vốn

Những ngày cuối tháng 6 vừa qua, thị trường đã chứng kiến những chuyển động nhân sự và cơ cấu cổ đông đáng chú ý tại Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres, HOSE: SGR). Xem thêm

SGR “thay máu” lãnh đạo, cổ đông lớn âm thầm rút vốn
0 Bình luận
Chia sẻ

Ván cờ quyền lực và ẩn số từ "ông lớn" VNSteel

CTCP RedstarCera (UPCoM: TRT) sắp thay đổi lớn về cơ cấu sở hữu, mở ra giai đoạn mới đầy ẩn số cho nhà đầu tư. Xem thêm

Ván cờ quyền lực và ẩn số từ ❝ông lớn❞ VNSteel
0 Bình luận
Chia sẻ

Chứng khoán Sen Vàng bị truy thu và phạt thuế hơn 1,4 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Chứng khoán Sen Vàng (GLS) đang trải qua một giai đoạn đầy thử thách khi liên tiếp đối mặt với các quyết định xử phạt từ cơ quan quản lý và kết quả kinh doanh chưa thể thoát lỗ. Xem thêm

Chứng khoán Sen Vàng bị truy thu và phạt thuế hơn 1,4 tỷ đồng
0 Bình luận
Chia sẻ

Lỗ tỷ giá ngàn tỷ, ACV vẫn rót gần 40.000 tỷ cho Long Thành

Tại đại hội cổ đông ngày 30/6, ACV cho biết lợi nhuận trước thuế trong nửa đầu năm 2025 ước đạt khoảng 5.851 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Xem thêm

Lỗ tỷ giá ngàn tỷ, ACV vẫn rót gần 40.000 tỷ cho Long Thành
0 Bình luận
Chia sẻ

VNDirect bị khiển trách liên tiếp vì vi phạm ký quỹ

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) vừa đưa ra quyết định khiển trách đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect (mã CK: VND, sàn HOSE) vì để xảy ra nhiều trường hợp tài khoản phái sinh của nhà đầu tư không đảm bảo đủ tài sản ký quỹ theo quy định. Xem thêm

VNDirect bị khiển trách liên tiếp vì vi phạm ký quỹ
0 Bình luận
Chia sẻ

Taseco Land đưa hơn 300 triệu cổ phiếu TAL lên sàn HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) mới đây đã chính thức thông qua hồ sơ niêm yết gần 312 triệu cổ phiếu TAL của Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land). Xem thêm

Taseco Land đưa hơn 300 triệu cổ phiếu TAL lên sàn HOSE
0 Bình luận
Chia sẻ

Từ xe đẩy rong đến thương hiệu tỷ đô: Hành trình ớt chưng Lao Gan Ma

Tại Trung Quốc, hiếm ai không biết đến Lao Gan Ma, thương hiệu tương ớt nổi tiếng gắn liền với hình ảnh người phụ nữ góa phụ bán đậu phụ rong, Tao Huabi. Xem thêm

Từ xe đẩy rong đến thương hiệu tỷ đô: Hành trình ớt chưng Lao Gan Ma
0 Bình luận
Chia sẻ

VRG - Bảo Lộc chi cổ tức tiền mặt 150%, vượt xa lợi nhuận cả năm

Dù lợi nhuận 2024 chạm đáy 4 năm, VRG - Bảo Lộc vẫn gây bất ngờ khi quyết định chi cổ tức tiền mặt tới 150%. Xem thêm

VRG - Bảo Lộc chi cổ tức tiền mặt 150%, vượt xa lợi nhuận cả năm
0 Bình luận
Chia sẻ

"Chủ cũ" của Bệnh viện FV âm thầm thâu tóm chuỗi bệnh viện Tâm Trí

Dale Investment Holdings, quỹ đầu tư có trụ sở tại Singapore, vừa rót gần 806 tỷ đồng để sở hữu hơn 73% Công ty CP Y khoa Tâm Trí, chính thức nắm quyền chi phối chuỗi bệnh viện tư nhân hàng đầu tại Việt Nam. Xem thêm

❝Chủ cũ❞ của Bệnh viện FV âm thầm thâu tóm chuỗi bệnh viện Tâm Trí
0 Bình luận
Chia sẻ

Địa ốc Trung Thủy giải thể, thanh lý cọc khi dự án Lancaster Lincoln có tín hiệu gỡ vướng

CTCP Địa Ốc Trung Thủy (TTLand), doanh nghiệp phân phối dự án Lancaster Lincoln thông báo giải thể, đồng thời mời khách hàng tới thanh lý hợp đồng đặt cọc. Xem thêm

Địa ốc Trung Thủy giải thể, thanh lý cọc khi dự án Lancaster Lincoln có tín hiệu gỡ vướng
0 Bình luận
Chia sẻ

Chưa đầy 3 tháng, Chủ tịch Masan tái xuất trong danh sách tỷ phú thế giới

Sau một thời gian vắng bóng, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, vừa được Forbes đưa trở lại danh sách các tỷ phú của thế giới. Xem thêm

Chưa đầy 3 tháng, Chủ tịch Masan tái xuất trong danh sách tỷ phú thế giới
0 Bình luận
Chia sẻ

Miliket bỏ mì ký, hạ cổ tức để cho cuộc "tái sinh"

Trong cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên ngày 20/6, Colusa - Miliket quyết định hạ mức cổ tức năm 2024 xuống còn 13% (1.300 đồng/cổ phiếu), tương ứng tổng giá trị khoảng 6,24 tỷ đồng. Xem thêm

Miliket bỏ mì ký, hạ cổ tức để cho cuộc ❝tái sinh❞
0 Bình luận
Chia sẻ

Khoáng sản Á Cường tiếp tục khất nợ cổ tức lần thứ 11

Tình hình tài chính bất ổn tiếp tục đeo bám CTCP Tập đoàn Khoáng sản Á Cường (mã UPCoM: ACM) khi doanh nghiệp này vừa chính thức thông báo sẽ hoãn chi trả cổ tức năm 2015 thêm một năm nữa, nâng tổng số lần gia hạn lên con số 11. Xem thêm

Khoáng sản Á Cường tiếp tục khất nợ cổ tức lần thứ 11
0 Bình luận
Chia sẻ

GAP: Thương hiệu “lấp khoảng cách” và bài học làm thương hiệu từ "một sự bực mình"?

Trong thế giới thời trang đầy cạnh tranh và biến động, GAP không phải là cái tên ra đời sớm hay đình đám từ đầu. Nhưng thương hiệu này đã âm thầm khẳng định vị thế của mình bằng một triết lý kinh doanh khác biệt và bền bỉ. Xem thêm

GAP: Thương hiệu “lấp khoảng cách” và bài học làm thương hiệu từ ❝một sự bực mình❞?
0 Bình luận
Chia sẻ

Doanh nghiệp điện bị phạt và truy thu hơn 12 tỷ đồng vì kê khai sai thuế

Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện năng tại TP.HCM vừa bị cơ quan thuế xử phạt và truy thu hơn 12 tỷ đồng do vi phạm nghĩa vụ thuế. Xem thêm

Doanh nghiệp điện bị phạt và truy thu hơn 12 tỷ đồng vì kê khai sai thuế
0 Bình luận
Chia sẻ

Techcombank thay đổi nhân sự cấp cao sau gần 15 năm gắn bó

Ngân hàng Techcombank (TCB) vừa miễn nhiệm ông Phan Thanh Sơn khỏi chức Phó Tổng Giám đốc. Xem thêm

Techcombank thay đổi nhân sự cấp cao sau gần 15 năm gắn bó
0 Bình luận
Chia sẻ