Mỹ đối mặt rủi ro tài chính nếu đồng USD mất dần vị thế toàn cầu

Eric Bùi
Sự lao dốc của đồng USD và lãi suất trái phiếu tăng cao đang đe dọa nghiêm trọng đến nền tài chính Hoa Kỳ
Thâm hụt ngân sách và nợ công
Nước Mỹ đang trải qua một kịch bản đầy lo ngại tương tự như “Triple Yasu” – cụm từ từng được dùng để mô tả giai đoạn khủng hoảng ở Nhật Bản trong những năm 1990, khi thị trường chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng vọt và đồng tiền mất giá.
Từ đầu tháng 4/2025, đồng USD đã mất giá hơn 4% so với rổ các đồng tiền chủ chốt, trong khi lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng 0,3 điểm phần trăm – một dấu hiệu bất ổn nghiêm trọng.

Khác với Nhật Bản, sự sa sút của tài sản Mỹ mang tầm ảnh hưởng toàn cầu bởi USD và trái phiếu chính phủ Mỹ vốn được xem là nơi trú ẩn an toàn của dòng vốn thế giới. Nếu niềm tin vào những tài sản này sụp đổ, hậu quả sẽ không chỉ dừng lại ở phạm vi nước Mỹ.
Nếu lợi suất trái phiếu tăng do kinh tế khởi sắc, đồng USD thường có xu hướng mạnh lên. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại cho thấy điều ngược lại – nhà đầu tư đang hoài nghi về sự ổn định vĩ mô của Mỹ.
Mô hình này gợi nhớ đến cú sốc thị trường Anh năm 2022 sau gói ngân sách gây tranh cãi của cựu Thủ tướng Liz Truss. Dù chính sách thuế quan của ông Donald Trump có thể tạo ra một số nguồn thu cho ngân sách, nhưng chi phí trả lãi trái phiếu lại đang tăng nhanh hơn.
Nợ công của Mỹ hiện tương đương khoảng 100% GDP. Trong vòng 12 tháng qua, chính phủ liên bang đã chi vượt thu khoảng 7% GDP, và số tiền trả lãi vay còn cao hơn cả ngân sách quốc phòng.
Và trong năm tới, gần 9 nghìn tỷ USD nợ đáo hạn – tương đương 30% GDP – sẽ phải được tái cơ cấu. Đặc quyền vay rẻ nhờ đồng USD từng giúp Mỹ duy trì mức chi tiêu khổng lồ, nhưng nay điều đó lại đang lung lay.
Chính sách thất thường làm gia tăng lo ngại
Các động thái chính sách gần đây khiến nhiều người lo ngại về sự tùy tiện trong việc điều hành. Sự việc ông Trump đề xuất cắt ngân sách cho các trường đại học đã gây ra nhiều ý kiến, quan điểm chỉ trích, gây áp lực lên các hãng luật đại diện cho đối thủ của mình, hay kế hoạch trục xuất người nhập cư không xét xử đã làm dấy lên lo ngại rằng các giá trị dân chủ nền tảng của nước Mỹ đang bị xói mòn.
Tình hình trở nên đáng báo động hơn khi tòa án đang xem xét vụ kiện có thể mở đường cho Tổng thống can thiệp sâu vào hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang – tổ chức có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát. Trong bối cảnh giá cả hàng hóa có nguy cơ tăng vọt do thuế quan, niềm tin vào sự độc lập của Fed bị xói mòn là điều hết sức nguy hiểm.
Theo tờ The Economist, Chủ tịch Fed New York, ông John Williams, dự báo lạm phát năm nay dao động trong khoảng 3,5 – 4%, trong khi khảo sát từ Đại học Michigan cho thấy người tiêu dùng kỳ vọng giá cả tăng đến 6,7% – mức cao nhất kể từ năm 1981.
Rủi ro gia tăng
Bất chấp những tín hiệu lo ngại hiện nay, giới lập pháp Cộng hòa vẫn tiếp tục thúc đẩy kế hoạch cắt giảm thuế quy mô lớn. Theo tính toán của Ủy ban Ngân sách Liên bang có trách nhiệm (CRFB), đề xuất ngân sách mới có thể khiến thâm hụt tăng thêm 5,8 nghìn tỷ USD trong vòng 10 năm tới – cao hơn tổng chi tiêu cho kích thích kinh tế của cả ông Trump và ông Biden gộp lại. Để "lách luật", các nghị sĩ dự định giả định rằng các biện pháp cắt giảm thuế cũ đã mất vĩnh viễn – một thao tác làm xấu thêm bức tranh nợ công.
Dù chính quyền Trump đã buộc phải lùi bước phần nào khi miễn trừ thuế cho một số mặt hàng điện tử tiêu dùng nhập từ Trung Quốc, niềm tin của thị trường đã bị tổn hại nghiêm trọng.
Nhiều chuyên gia kinh tế từng cảnh báo rằng đặc quyền vay rẻ của Mỹ – nếu bị lạm dụng quá mức – có thể khiến hệ thống tài chính toàn cầu trở nên mong manh. Một “cú sập” của đồng USD hoàn toàn có thể xảy ra, tương tự như khi Mỹ chấm dứt chế độ bản vị vàng vào năm 1971.
Chỉ cách đây ít ngày, đồng USD vẫn được xem là biểu tượng quyền lực tài chính toàn cầu. Giờ đây, điều tưởng chừng không thể ấy – một cuộc tháo chạy khỏi đồng bạc xanh – lại đang dần trở thành kịch bản có thể xảy ra.
Theo The Economist
Từ khoá
Cùng cộng đồng
Khi một dòng trạng thái có thể thay đổi cục diện chiến tranh Trung Đông
Giữa bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Iran và Israel, Tổng thống Mỹ Donald Trump dùng mạng xã hội Truth Social để truyền tải thông điệp ngoại giao một cách trực tiếp, liên tục và đầy quyết đoán. Xem thêm

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần làm gì trước cơn địa chấn tại Trung Đông?
Căng thẳng quân sự giữa Israel và Iran không chỉ khuấy đảo địa chính trị toàn cầu mà còn kéo theo những thay đổi sâu sắc trong dòng chảy thương mại quốc tế. Tuy tiềm ẩn rủi ro, nhưng cuộc khủng hoảng này lại có thể mở ra nhiều "khoảng trống thị trường" cho các quốc gia xuất khẩu nhanh nhạy, trong đó có Việt Nam. Xem thêm

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiến thoái lưỡng nan giữa lạm phát và thuế quan Mỹ
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đang mắc kẹt giữa áp lực lạm phát cần siết lãi suất và lo ngại suy thoái do thuế quan Mỹ. Xem thêm

Việt Nam bất ngờ vượt bậc trên bản đồ xuất khẩu của Singapore
Đáng chú ý, Việt Nam đã leo bậc ngoạn mục từ vị trí thứ 12 lên hàng thứ 8 trong danh sách thị trường xuất khẩu hàng hóa của Singapore. Xem thêm

Sống chung với chiến sự nhưng kinh tế Israel vẫn tăng trưởng bất chấp
Dù chìm trong xung đột kéo dài, kinh tế Israel vẫn ghi nhận sức bật đáng kể: chứng khoán lập đỉnh, lạm phát hạ nhiệt, GDP duy trì tăng trưởng. Xem thêm

Khi OpenAI muốn thoát khỏi cái bóng của Microsoft: Cơ hội hay rủi ro cho cả hai phía?
Mối quan hệ từng được xem là hình mẫu giữa OpenAI và Microsoft nay đang bên bờ đổ vỡ. Xem thêm

Thêm một "ẩn số" khiến Fed chưa thể cắt giảm lãi suất
Căng thẳng Israel - Iran khiến kế hoạch hạ lãi suất của Fed khó triển khai hơn, do lo ngại lạm phát gia tăng từ giá dầu leo thang. Xem thêm

Hợp đồng tỷ USD của Elon Musk gặp rắc rối
Sau những căng thẳng công khai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk trên mạng xã hội, chính quyền Mỹ đã yêu cầu Bộ Quốc phòng và NASA tiến hành rà soát toàn diện các hợp đồng hiện hành với SpaceX, công ty hàng không vũ trụ do Musk sáng lập. Xem thêm

iPhone sản xuất tại Ấn Độ tăng tốc xuất sang Mỹ giữa căng thẳng thuế
Trong vài tháng gần đây, Apple đã gia tăng đáng kể lượng iPhone sản xuất tại Ấn Độ được chuyển sang thị trường Mỹ, cho thấy sự điều chỉnh chiến lược chuỗi cung ứng nhằm ứng phó với chính sách thuế khắt khe của Mỹ đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Xem thêm

Rạn nứt với Trump, Elon Musk đánh mất "lá chắn quyền lực"
Từng là “đồng minh thân thiết” của Tổng thống Donald Trump, Elon Musk giờ đây đối mặt với rủi ro lớn sau khi mối quan hệ giữa hai người đổ vỡ công khai trên mạng xã hội. Xem thêm

Hơn 111.000 doanh nghiệp đã "biến mất" trong 5 tháng đầu năm
Vào 5 tháng đầu năm 2025, số doanh nghiệp rút lui gần bằng lượng thành lập mới và tái hoạt động, phản ánh bức tranh kinh doanh nhiều thách thức và lo ngại. Xem thêm

Cuộc chiến giảm giá xe điện tại Trung Quốc và nỗi lo của giới chức
Gần đây, thị trường xe điện Trung Quốc diễn ra cuộc đua giảm giá quyết liệt. Xem thêm

Trump hé lộ ứng viên hàng đầu cho vị trí Chủ tịch Fed
Dù ông Jerome Powell còn tại vị đến tháng 5/2026, Tổng thống Trump tiết lộ sẽ sớm công bố người kế nhiệm. Xem thêm

Hơn 18 tỷ USD rót vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm
Trong 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam hút 18,39 tỷ USD vốn FDI, tăng 51,2% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy niềm tin mạnh mẽ của nhà đầu tư vào triển vọng dài hạn của thị trường. Xem thêm

Tesla, SpaceX đứng trước sóng gió lớn từ việc đối đầu giữa Elon Musk và Donald Trump
Cuộc khẩu chiến giữa Elon Musk và Tổng thống Donald Trump đang khiến giới đầu tư lo ngại về triển vọng của Tesla, SpaceX và Starlink. Xem thêm
