THEO DÕI CHÚNG TÔI

Giấy phép thiết lập MXH số 61/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 29/01/2021.

Nga đối diện sức ép chính sách lãi suất giữa lúc tăng trưởng chững lại

Nguyễn Phương Huyền My

Nguyễn Phương Huyền My

27 Thg 05 Công khai

Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) sắp bước vào một cuộc họp chính sách quan trọng vào ngày 6/6, trong bối cảnh nền kinh tế nội địa đang có dấu hiệu giảm tốc rõ rệt và lạm phát có xu hướng hạ nhiệt.

Ngân hàng Trung ương Nga bước vào cuộc họp quan trọng về chính sách (ảnh: Internet) 
Ngân hàng Trung ương Nga bước vào cuộc họp quan trọng về chính sách (ảnh: Internet) 

Diễn biến này đặt ra yêu cầu cấp thiết: Liệu CBR có nên giữ nguyên mức lãi suất cơ bản ở mức cao như hiện tại hay bắt đầu chu kỳ nới lỏng nhằm giảm bớt áp lực lên nền kinh tế?

Từ tháng 10 năm ngoái, CBR đã duy trì lãi suất cơ bản ở mức 21% để kiểm soát đà tăng giá cả.

Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất cao kéo dài đang gây cản trở lớn cho hoạt động đầu tư và sản xuất, đặc biệt là trong bối cảnh động lực tăng trưởng chính, chi tiêu cho quốc phòng, dường như đã không còn tạo ra sức bật như trước.

Bộ trưởng Kinh tế Maxim Reshetnikov gần đây lên tiếng cảnh báo về nguy cơ nền kinh tế tăng trưởng chậm lại đáng kể.

Ông nhấn mạnh rằng CBR nên tính đến yếu tố này trong quá trình xây dựng chính sách tiền tệ tới đây.

Theo ông Reshetnikov, lạm phát thời gian gần đây đã lùi về mức 3 - 4% tính theo cơ sở năm, và nhiều khả năng sẽ duy trì xu hướng giảm trong tháng 5.

Ông kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách tiền tệ cần tính đến thực tế đó khi đưa ra quyết định tiếp theo.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga đã cho thấy dấu hiệu hụt hơi trong quý đầu năm nay.

GDP quý 1/2025 chỉ tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái - thấp hơn đáng kể so với mức 4,5% trong quý cuối năm 2024 và 5,4% của quý 1 năm trước.

Con số này cũng thấp hơn mức dự báo ban đầu của các chuyên gia và giới chức là khoảng 1,7–1,8%.

Trong khi Bộ Kinh tế Nga vẫn kỳ vọng GDP năm nay có thể tăng trưởng 2,5%, thì CBR lại đưa ra dự báo thận trọng hơn, chỉ ở mức 1 - 2%.

Chênh lệch này cho thấy sự khác biệt trong góc nhìn giữa các cơ quan quản lý kinh tế về triển vọng tăng trưởng thực sự.

Ở khía cạnh doanh nghiệp, không ít tập đoàn lớn đã bắt đầu thu hẹp quy mô hoạt động.

Các dữ liệu do Reuters thu thập cho thấy một số tên tuổi như Rusal hay Gazpromneft đã giảm sản lượng hàng hóa, đặc biệt là kim loại và sản phẩm từ dầu mỏ, vận chuyển bằng đường sắt. Việc này cho thấy nhu cầu tiêu thụ trong nước đang suy yếu.

Đây cũng là dấu hiệu cho thấy hoạt động của khu vực sản xuất đang rơi vào giai đoạn khó khăn.

Cùng lúc đó, hàng loạt doanh nghiệp công nghiệp đang chịu áp lực từ mức lãi suất cao kéo dài.

Việc tiếp cận vốn trở nên đắt đỏ khiến nhiều công ty buộc phải xem xét lại kế hoạch đầu tư, thậm chí phải tạm dừng hoặc cắt giảm quy mô các dự án phát triển trong ngắn hạn.

Quan điểm về vấn đề này không chỉ đến từ các cơ quan kinh tế. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng từng lên tiếng bày tỏ sự lo ngại.

Trong một tuyên bố đưa ra vào tháng 3, ông nhấn mạnh rằng việc duy trì chi phí vay vốn ở mức cao có thể làm tê liệt các hoạt động kinh tế, và kêu gọi các nhà điều hành chính sách cần tránh để nền kinh tế rơi vào trạng thái "đóng băng".

Việc CBR từng bất ngờ tăng lãi suất 3,5 điểm phần trăm vào tháng 8/2023,  không nằm trong lịch trình thông thường - cho thấy ngân hàng trung ương không ngại hành động mạnh tay nếu thấy cần thiết.

Tuy nhiên, động thái này cũng từng gây tranh cãi, sau khi ông Maxim Oreshkin - cố vấn kinh tế của Tổng thống – chỉ trích chính sách nới lỏng quá mức là nguyên nhân khiến đồng rúp suy yếu.

Ngoài ra, một yếu tố khác khiến việc điều hành lãi suất trở nên nhạy cảm là dự báo lạm phát cho năm 2025 vẫn được Bộ Kinh tế đặt ở mức 7,6%.

Ông Reshetnikov cảnh báo về việc hạ lãi suất (ảnh: Internet) 
Ông Reshetnikov cảnh báo về việc hạ lãi suất (ảnh: Internet) 

Dù ông Reshetnikov cho rằng đây là con số thực tế, nhưng nó cũng cho thấy áp lực lạm phát chưa thực sự biến mất. Việc hạ lãi suất quá sớm có thể khiến rủi ro giá cả tăng trở lại, điều mà CBR chắc chắn muốn tránh.

Cuộc họp sắp tới của CBR vì vậy được xem là phép thử lớn cho các nhà hoạch định chính sách tiền tệ tại Nga.

Họ buộc phải cân bằng giữa hai mục tiêu: duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh địa chính trị bất định và các lệnh cấm vận quốc tế vẫn đang hiện hữu. 

Với xung đột ở Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, mọi quyết sách kinh tế đều có thể để lại hệ quả sâu rộng.

CBR sẽ chọn cách hành xử thận trọng như thường lệ, hay sẽ dấn bước vào một chu kỳ điều chỉnh mới nhằm gỡ khó cho nền kinh tế? Tất cả đang hướng về ngày 6/6 để chờ câu trả lời.

0 Bình luận
Chia sẻ

Cùng cộng đồng

Từ ngày 1/7/2025, lương tối thiểu vùng sẽ tính theo cấp xã thay vì cấp huyện

Bắt đầu từ 1/7/2025, việc xác định lương tối thiểu vùng sẽ căn cứ theo cấp xã, thay cho cách tính theo cấp huyện trước đây, dựa trên quy định mới tại Nghị định 128/2025/NĐ-CP cùng danh sách địa bàn đi kèm. Xem thêm

Từ ngày 1/7/2025, lương tối thiểu vùng sẽ tính theo cấp xã thay vì cấp huyện
0 Bình luận
Chia sẻ

Từ 1/7, người nghỉ hưu chưa đủ điều kiện có thể nhận trợ cấp 500.000 đồng/tháng

Từ ngày 1/7 tới đây, một chính sách mới sẽ mở ra cánh cửa hỗ trợ tài chính cho nhóm người lao động chưa đủ điều kiện nhận lương hưu nhưng đã đến tuổi nghỉ hưu. Xem thêm

Từ 1/7, người nghỉ hưu chưa đủ điều kiện có thể nhận trợ cấp 500.000 đồng/tháng
0 Bình luận
Chia sẻ

Bộ Công an xem xét xóa bỏ một số tội danh kết án tử hình?

Chiều 13/6, tại một tọa đàm do Cục Truyền thông Công an nhân dân tổ chức, đại diện Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp (V03), Bộ Công an, đã chia sẻ thông tin đáng chú ý liên quan đến hướng sửa đổi Bộ luật Hình sự 2015. Xem thêm

Bộ Công an xem xét xóa bỏ một số tội danh kết án tử hình?
0 Bình luận
Chia sẻ

Boeing lao đao sau tai nạn kinh hoàng ở Ấn Độ

Boeing vừa hứng cú sốc mới khi chiếc 787 Dreamliner của Air India rơi ngay sau khi cất cánh từ sân bay Ahmedabad (Ấn Độ) hôm 12/6, khiến 241 người thiệt mạng, chỉ một hành khách sống sót. Xem thêm

Boeing lao đao sau tai nạn kinh hoàng ở Ấn Độ
0 Bình luận
Chia sẻ

Dự thảo đề xuất bắt buộc chuyển khoản khi mua vàng từ 20 triệu đồng

Trong dự thảo sửa đổi Nghị định 24, bên cạnh việc siết chặt điều kiện tham gia sản xuất vàng miếng, cơ quan này còn đặt ra quy định mới về hình thức thanh toán khi giao dịch mua bán vàng. Xem thêm

Dự thảo đề xuất bắt buộc chuyển khoản khi mua vàng từ 20 triệu đồng
0 Bình luận
Chia sẻ

Hộ kinh doanh lúng túng kê khai mới, TP.HCM kích hoạt hỗ trợ 24/7

Chi cục Thuế khu vực II đã chuẩn bị tài liệu, video hướng dẫn và lập đường dây nóng cùng tổ tư vấn lưu động 24/7 để hỗ trợ hộ kinh doanh kê khai thuế. Xem thêm

Hộ kinh doanh lúng túng kê khai mới, TP.HCM kích hoạt hỗ trợ 24/7
0 Bình luận
Chia sẻ

Từ 1/7: Sàn thương mại điện tử sẽ khấu trừ và nộp thuế thay người bán

Từ ngày 1/7 tới đây, các sàn thương mại điện tử và nền tảng số sẽ chính thức phải thực hiện trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho người bán. Xem thêm

Từ 1/7: Sàn thương mại điện tử sẽ khấu trừ và nộp thuế thay người bán
0 Bình luận
Chia sẻ

Ai sẽ thay thế thế độc quyền vàng miếng?

Ngân hàng Nhà nước đề xuất sửa đổi Nghị định 24, chấm dứt độc quyền sản xuất vàng miếng. Cơ chế mới dự kiến mở rộng quyền sản xuất vàng miếng cho các tổ chức có năng lực tài chính, thay vì giới hạn ở một đơn vị như trước. Xem thêm

Ai sẽ thay thế thế độc quyền vàng miếng?
0 Bình luận
Chia sẻ

Sự cố Google Cloud lan rộng: Hàng loạt dịch vụ toàn cầu chập chờn

Rạng sáng ngày 13/6 (giờ Hà Nội), một sự cố kỹ thuật nghiêm trọng đã xảy ra trên nền tảng Google Cloud Platform (GCP), kéo theo hàng loạt dịch vụ trực tuyến lớn trên thế giới rơi vào tình trạng hoạt động không ổn định hoặc gián đoạn hoàn toàn. Xem thêm

Sự cố Google Cloud lan rộng: Hàng loạt dịch vụ toàn cầu chập chờn
0 Bình luận
Chia sẻ

Công an vào làm rõ vụ cán bộ thuế xưng hô phản cảm với người dân ở Thanh Hóa

Một cán bộ thuế ở Vĩnh Lộc, Thạch Thành (Thanh Hóa) bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với người dân. Lãnh đạo đơn vị xác nhận vụ việc sáng 12/6, cho biết người liên quan là ông D.V.H. và công an đang vào cuộc xác minh. Xem thêm

Công an vào làm rõ vụ cán bộ thuế xưng hô phản cảm với người dân ở Thanh Hóa
0 Bình luận
Chia sẻ

62 bệnh hiểm nghèo được BHYT chi trả 100%, kể cả khám chữa bệnh trái tuyến từ 1/7

Người mắc bệnh hiếm hoặc bệnh nặng sẽ được khám chữa bệnh trái tuyến và hưởng 100% chi phí BHYT theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, theo Luật BHYT sửa đổi. Xem thêm

62 bệnh hiểm nghèo được BHYT chi trả 100%, kể cả khám chữa bệnh trái tuyến từ 1/7
0 Bình luận
Chia sẻ

Kiến nghị giãn tiến độ kiểm định khí thải xe máy để đảm bảo tính khả thi

Trước áp lực về hạ tầng kỹ thuật, nhân lực và thực trạng sử dụng xe máy tại các đô thị lớn, Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa đưa ra đề xuất điều chỉnh lộ trình kiểm soát khí thải xe máy, theo hướng triển khai từng bước thay vì áp dụng đồng loạt từ năm 2027 như kế hoạch ban đầu. Xem thêm

Kiến nghị giãn tiến độ kiểm định khí thải xe máy để đảm bảo tính khả thi
0 Bình luận
Chia sẻ

Từ 1/7: Khám bệnh trái tuyến cũng được BHYT chi trả 100%

Theo quy định mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, người dân khi đi khám chữa bệnh, kể cả trái tuyến sẽ được quỹ bảo hiểm thanh toán 100% chi phí theo mức hưởng trên thẻ, thay vì chỉ từ 80% đến 95% như trước đây. Xem thêm

Từ 1/7: Khám bệnh trái tuyến cũng được BHYT chi trả 100%
0 Bình luận
Chia sẻ

Quy định mới về đặt tên hộ kinh doanh, bạn đã biết?

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định về đăng ký doanh nghiệp, trong đó đáng chú ý là đề xuất quy định cách đặt tên hộ kinh doanh và các trường hợp được miễn đăng ký. Xem thêm

Quy định mới về đặt tên hộ kinh doanh, bạn đã biết?
0 Bình luận
Chia sẻ

Hà Nội: Tạm giữ gần 3.500 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Gần 3.500 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc đã bị phát hiện trong một đợt kiểm tra tại Hà Nội, với giá trị lô hàng vi phạm ước tính hơn 187 triệu đồng. Xem thêm

Hà Nội: Tạm giữ gần 3.500 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
0 Bình luận
Chia sẻ

Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng qua thỏa thuận khung mới

Sau hai ngày đàm phán tại London, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận khung nhằm hạ nhiệt căng thẳng thương mại và tháo gỡ vướng mắc liên quan đến xuất khẩu đất hiếm. Xem thêm

Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng qua thỏa thuận khung mới
0 Bình luận
Chia sẻ