Chiêu trò ‘Greenwashing’: Khi “xanh” chỉ là lớp vỏ quảng cáo

Eric Bùi
Trong bối cảnh ý thức bảo vệ môi trường đang lan rộng trên toàn cầu, các thương hiệu cũng nhanh chóng bắt nhịp bằng cách đưa ra những cam kết "xanh" để thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự thân thiện với môi trường cũng bắt nguồn từ thực chất.

Nhiều chiến dịch được thiết kế chỉ để tạo dựng hình ảnh mà không có hành động tương xứng. Hiện tượng này, được gọi là Greenwashing, đang trở thành một trong những "chiêu trò" marketing phổ biến nhất, và nguy hiểm nhất, trong thời đại tiêu dùng hiện nay.
Greenwashing, hay còn gọi là "ngụy xanh", là hành vi doanh nghiệp cố tình khiến người tiêu dùng tin rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ thân thiện với môi trường, dù trên thực tế không phải vậy.
Đây không chỉ là những thông tin được tô vẽ quá mức, mà đôi khi là sự giấu nhẹm các tác động tiêu cực nhằm che đậy những hoạt động gây hại đến môi trường. Và hệ quả là, người tiêu dùng có thể đang tiếp tay cho những mô hình kinh doanh thiếu bền vững mà không hề hay biết.
Câu chuyện về hãng thời trang H&M là một ví dụ điển hình. Năm 2013, công ty này đã triển khai chiến dịch thu gom quần áo cũ tại hơn 40 thị trường, kêu gọi khách hàng quyên góp để nhận lại phiếu giảm giá.

Mục tiêu được quảng bá là để tái chế, giảm thiểu rác thải dệt may. Tuy nhiên, một cuộc điều tra sau đó chỉ ra rằng, phần lớn quần áo thu được không thực sự được tái chế như lời hứa.
Chúng bị bán sang các quốc gia nghèo như Ghana, nơi hạ tầng tái chế còn hạn chế và cuối cùng phần lớn bị vứt bỏ ngoài môi trường. Thậm chí, chỉ khoảng 1% số quần áo cũ này được xử lý thành các vật dụng tạm thời như giẻ lau, số còn lại bị đốt, chôn lấp hoặc đổ ra biển.
Điều đáng nói là chi phí môi trường cho việc vận chuyển hàng triệu bộ quần áo này qua nửa vòng trái đất không hề nhỏ. Hậu quả là các quốc gia đang phát triển trở thành bãi rác khổng lồ cho các nước giàu, trong khi các thương hiệu lại sử dụng hình ảnh "tái chế" để tô vẽ cho chiến dịch bền vững.
Việc sản xuất hàng loạt với tốc độ chóng mặt của các hãng thời trang nhanh như Shein, Zara hay chính H&M khiến lượng rác thải thời trang tăng vọt, góp phần không nhỏ vào lượng khí nhà kính toàn cầu.
Hậu quả của Greenwashing không chỉ giới hạn trong ngành thời trang. Ngành công nghiệp ô tô từng chứng kiến một bê bối lớn khi Volkswagen bị phát hiện cài phần mềm gian lận khí thải trên hàng triệu xe diesel.
Mặc dù trên giấy tờ, các dòng xe này đạt tiêu chuẩn khí thải, nhưng thực tế lượng phát thải NOx trong điều kiện lái xe thông thường lại cao gấp 40 lần mức cho phép.
Hành vi gian lận đã khiến hãng xe Đức thiệt hại hàng tỷ USD và phải đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng về uy tín.
Ngành đồ uống cũng không tránh khỏi những chỉ trích. Năm 2022, thương hiệu Innocent Drinks, thuộc sở hữu của Coca-Cola, bị Cơ quan Quảng cáo Anh (ASA) cấm phát sóng một đoạn quảng cáo hoạt hình truyền tải thông điệp “uống nước ép để cứu hành tinh”.
Mặc dù quảng cáo lồng ghép yếu tố “xanh”, phần lớn sản phẩm của Innocent vẫn được đóng gói trong chai nhựa dùng một lần. ASA kết luận rằng chiến dịch này có thể gây hiểu nhầm, vì nó đánh lạc hướng người tiêu dùng khỏi những tác động tiêu cực thật sự của việc sử dụng nhựa.
Ngay cả ngành ngân hàng cũng không đứng ngoài cuộc chơi. Nhiều tổ chức tài chính lớn như Royal Bank of Canada đưa ra các cam kết giảm phát thải, đầu tư xanh, nhưng đồng thời vẫn tiếp tục cấp vốn cho các dự án khai thác dầu mỏ, khí đốt và than đá.
Việc tuyên bố hướng đến mục tiêu trung hòa carbon trong khi tài trợ cho các ngành gây ô nhiễm khiến các cam kết “bền vững” của họ trở thành một mâu thuẫn lớn giữa lời nói và hành động.
Càng có nhiều chiến dịch "xanh", người tiêu dùng càng cần phải tỉnh táo. Việc tin tưởng tuyệt đối vào các quảng cáo màu mè, những khẩu hiệu về môi trường mà thiếu kiểm chứng có thể khiến chính người tiêu dùng vô tình tiếp tay cho mô hình kinh doanh gây hại.
Để tránh rơi vào ma trận Greenwashing, cần học cách đặt câu hỏi về tính xác thực của các cam kết "bền vững".
Tìm hiểu về chứng chỉ môi trường, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hoặc đơn giản là tiêu dùng có chọn lọc, mua ít hơn, dùng bền hơn, và ủng hộ các thương hiệu minh bạch thực sự.
Sự bền vững không đến từ những lời hứa đẹp đẽ, mà từ hành động cụ thể và cam kết dài hạn. Nếu không tỉnh táo, chúng ta không chỉ bị lừa bởi những chiến dịch xanh giả tạo, mà còn tiếp tay cho việc hủy hoại môi trường – trong khi cứ ngỡ rằng mình đang bảo vệ nó.
Từ khoá
Cùng cộng đồng
Hướng dẫn cách định giá bất động sản: Bí quyết cho nhà đầu tư mới
Hướng dẫn cách định giá bất động sản là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đánh giá tiềm năng sinh lời, tránh rủi ro và tối ưu lợi nhuận. Xem thêm

Từ ngày 1/7, 8 tội danh chính thức không còn bị áp dụng án tử hình tại Việt Nam
Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự vừa được Quốc hội thông qua đã chính thức bỏ án tử hình với 8 tội danh, thay bằng án tù chung thân cho những trường hợp chưa thi hành án trước ngày 1/7. Xem thêm

Chuyển khoản không lo thuế nếu rơi vào danh sách này
Nhiều người lo lắng nhận tiền sẽ bị đánh thuế, nhưng thực tế có ít nhất 9 trường hợp được miễn hoàn toàn, miễn bạn hiểu đúng và giao dịch minh bạch. Xem thêm

Những sai lầm thường gặp khi bắt đầu đầu tư bất động sản
Những sai lầm thường gặp khi bắt đầu đầu tư bất động sản có thể khiến người mới mất tiền. Bài viết này giúp bạn nhận diện khi bước vào thị trường. Xem thêm

Adx là gì? Hiểu rõ về chỉ báo ADX trong phân tích kỹ thuật
Adx là gì là câu hỏi quan trọng với bất kỳ nhà đầu tư nào muốn hiểu rõ về sức mạnh xu hướng trên thị trường. Cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này trong phân tích kỹ thuật. Xem thêm

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?
Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì khi thuật ngữ này thường xuất hiện lúc công ty chuẩn bị chia cổ tức hoặc phát hành cổ phiếu. Xem thêm

FOC là gì? Giải thích thuật ngữ và ứng dụng thực tế
FOC là gì? Thuật ngữ này ngày càng phổ biến trong ngành khách sạn và xuất nhập khẩu; đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp. Xem thêm

CTO là gì? Có vai trò gì trong doanh nghiệp hiện đại
CTO là gì? Trong doanh nghiệp hiện đại, CTO đóng vai trò then chốt trong việc định hình chiến lược công nghệ, kết nối kỹ thuật với kinh doanh. Xem thêm

P/S là gì? Chỉ số đo lường giá trị doanh thu trong đầu tư
P/S là gì? Khi việc phân tích chỉ số P/S kết hợp cùng các chỉ số tài chính khác sẽ hỗ trợ đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn. Xem thêm

ROA là gì? Chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản doanh nghiệp
Bản chất ROA là gì khi ROA được xem là công cụ quan trọng để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Xem thêm

Fintech là gì? Khám phá công nghệ tài chính từ A đến Z
Fintech là gì? Đây là công nghệ đang thay đổi cách chúng ta thanh toán, đầu tư và quản lý tiền bạc. Tìm hiểu Fintech để hiểu lý do phát triển. Xem thêm

Nợ xấu là gì? Hiểu về nợ xấu và tầm ảnh hưởng tới tài chính
Bản chất nợ xấu là gì? Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, "nợ xấu" là một trong những khái niệm được đặc biệt quan tâm bạn cần biết Xem thêm

GMV là gì? Chỉ số quan trọng trong thương mại điện tử cần hiểu rõ
GMV là chỉ số được nhắc đến thường xuyên trong ngành thương mại điện tử. Vậy GMV là gì? Đây không chỉ là con số thể hiện quy mô mà còn là dữ liệu tham khảo hiệu quả. Xem thêm

TMS là gì? Giải pháp công nghệ tối ưu vận hành
TMS đang trở thành công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành và cắt giảm chi phí logistics. Vậy TMS là gì? Xem thêm

Vay tín chấp là gì? Giải pháp tài chính hiệu quả mà ít ai biết
Giữa lúc nhu cầu vay tiêu dùng tăng cao, vay tín chấp nổi lên như lựa chọn linh hoạt cho cá nhân cần vốn mà không có tài sản đảm bảo. Vậy vay tín chấp là gì? Xem thêm
