THEO DÕI CHÚNG TÔI

Giấy phép thiết lập MXH số 61/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 29/01/2021.

Kinh tế Nga bất ngờ chững lại sau 3 năm tăng trưởng mạnh

Eric Bùi

Eric Bùi

28 Thg 04 Công khai

Từ Kaliningrad đến Vladivostok, những tín hiệu giảm tốc của nền kinh tế Nga đang trở nên ngày càng rõ ràng.

Ảnh: minh họa 
Ảnh: minh họa 

Theo chỉ số theo dõi tần suất cao do Goldman Sachs xây dựng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nga đã giảm mạnh, từ mức khoảng 5% vào cuối năm ngoái xuống gần bằng 0% ở thời điểm hiện tại.

Chính phủ Nga, dù thận trọng, cũng đã bắt đầu thừa nhận những dấu hiệu bất ổn. Đầu tháng 4, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết một số ngành sản xuất đã ghi nhận sự sụt giảm sản lượng do nhu cầu tiêu dùng lao dốc.

Điều này đánh dấu bước ngoặt lớn sau 3 năm kinh tế Nga vượt kỳ vọng. Nhờ chi tiêu công quy mô lớn, giá hàng hóa cao và việc nền kinh tế chuyển hướng phục vụ chiến tranh, GDP Nga chỉ giảm 1,4% vào năm 2022 – thấp hơn nhiều so với mức dự báo suy giảm 15%.

Năm 2023 và 2024, tăng trưởng GDP lần lượt đạt 4,1% và 4,3%, trong bối cảnh niềm tin tiêu dùng đạt gần mức kỷ lục.

Tuy nhiên, khi kỳ vọng vào việc Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể giúp Nga đạt được mục tiêu tại Ukraine trong năm 2025 gia tăng, nền kinh tế Nga lại bất ngờ chững lại.

Nguyên nhân của sự giảm tốc này được cho là đến từ ba yếu tố chính.

Chi tiêu quân sự và tái cấu trúc nền kinh tế chững lại

Yếu tố đầu tiên là sự kết thúc của quá trình "chuyển đổi cấu trúc" kinh tế, như cách nói của Ngân hàng Trung ương Nga.

Từ nền kinh tế hướng Tây, Nga đã tái định hướng sang phương Đông, đồng thời đẩy mạnh sản xuất quốc phòng và thiết lập các chuỗi cung ứng mới với Trung Quốc và Ấn Độ. 

Đến giữa năm 2024, đầu tư cố định thực tế đã tăng 23% so với cuối năm 2021. Tuy nhiên, quá trình này nay đã gần hoàn tất.

Chi tiêu quân sự cũng chậm lại đáng kể. Dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy, trong năm nay, chi tiêu quốc phòng của Nga chỉ ghi nhận mức tăng thực tế 3,4%, giảm mạnh so với mức bùng nổ 53% của năm trước đó.

Dù sự giảm tốc này có thể giúp Nga phân bổ thêm nguồn lực cho các lĩnh vực sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao hơn, song điều này cũng kéo theo hệ quả là đà tăng trưởng chung của nền kinh tế có nguy cơ chững lại.

Chính sách tiền tệ thắt chặt

Nguyên nhân thứ hai đến từ chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát. Từ đầu năm, lạm phát Nga đã vượt mục tiêu 4% trong nhiều tháng, thậm chí đạt trên 10% vào tháng 2 và 3. 

Việc chi tiêu quốc phòng mạnh tay, cùng với tình trạng thiếu lao động do nhập ngũ và di cư kỹ sư, đã đẩy mức tăng lương danh nghĩa lên 18% trong năm ngoái, buộc doanh nghiệp phải tăng giá bán.

Ảnh: minh họa 
Ảnh: minh họa 

Để ứng phó với áp lực lạm phát ngày càng gia tăng, Ngân hàng Trung ương Nga đã lựa chọn duy trì mức lãi suất cơ bản ở 21% — mức cao nhất kể từ đầu những năm 2000 và cũng là đỉnh trong hơn hai thập kỷ qua.

Chính sách này bước đầu cho thấy hiệu quả: tỷ giá đồng Rúp mạnh lên, nhập khẩu rẻ hơn, và kỳ vọng lạm phát của người dân giảm nhẹ từ khoảng 14% xuống còn 13%. Tuy nhiên, hệ quả đi kèm là tiêu dùng suy giảm khi người dân ưu tiên gửi tiết kiệm thay vì chi tiêu hay đầu tư.

Điều kiện bên ngoài xấu đi nhanh chóng

Tác nhân cuối cùng và có ảnh hưởng lớn nhất trong những tuần gần đây chính là diễn biến tiêu cực từ bên ngoài.

Khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang, dự báo tăng trưởng toàn cầu bị hạ mạnh, kéo giá dầu thế giới lao dốc – một đòn giáng mạnh vào kinh tế Nga.

Đặc biệt đáng lo ngại là Trung Quốc, khách hàng lớn nhất của dầu mỏ Nga, đang chứng kiến triển vọng tăng trưởng bị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ từ 4,6% xuống 4% trong năm 2025.

Giá dầu giảm không chỉ kéo tụt thị trường chứng khoán Nga – với chỉ số MOEX giảm 10% so với đỉnh gần nhất – mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới ngân sách chính phủ.

Trong tháng 3, doanh thu từ thuế dầu khí đã giảm 17% so với cùng kỳ năm trước. Reuters thậm chí dẫn tài liệu nội bộ cho biết chính phủ Nga đang dự báo doanh thu dầu khí năm nay sẽ sụt giảm mạnh.

Dù Tổng thống Donald Trump có thể ủng hộ lập trường của ông Putin trên bàn đàm phán, nhưng chính cuộc chiến thương mại do ông Trump khởi xướng lại đang giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nga.

Theo The Economist 

0 Bình luận
Chia sẻ

Cùng cộng đồng

Thêm một "ẩn số" khiến Fed chưa thể cắt giảm lãi suất

Căng thẳng Israel - Iran khiến kế hoạch hạ lãi suất của Fed khó triển khai hơn, do lo ngại lạm phát gia tăng từ giá dầu leo thang. Xem thêm

Thêm một ❝ẩn số❞ khiến Fed chưa thể cắt giảm lãi suất
0 Bình luận
Chia sẻ

Hợp đồng tỷ USD của Elon Musk gặp rắc rối

Sau những căng thẳng công khai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk trên mạng xã hội, chính quyền Mỹ đã yêu cầu Bộ Quốc phòng và NASA tiến hành rà soát toàn diện các hợp đồng hiện hành với SpaceX, công ty hàng không vũ trụ do Musk sáng lập. Xem thêm

Hợp đồng tỷ USD của Elon Musk gặp rắc rối
0 Bình luận
Chia sẻ

iPhone sản xuất tại Ấn Độ tăng tốc xuất sang Mỹ giữa căng thẳng thuế

Trong vài tháng gần đây, Apple đã gia tăng đáng kể lượng iPhone sản xuất tại Ấn Độ được chuyển sang thị trường Mỹ, cho thấy sự điều chỉnh chiến lược chuỗi cung ứng nhằm ứng phó với chính sách thuế khắt khe của Mỹ đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Xem thêm

iPhone sản xuất tại Ấn Độ tăng tốc xuất sang Mỹ giữa căng thẳng thuế
0 Bình luận
Chia sẻ

Rạn nứt với Trump, Elon Musk đánh mất "lá chắn quyền lực"

Từng là “đồng minh thân thiết” của Tổng thống Donald Trump, Elon Musk giờ đây đối mặt với rủi ro lớn sau khi mối quan hệ giữa hai người đổ vỡ công khai trên mạng xã hội. Xem thêm

Rạn nứt với Trump, Elon Musk đánh mất ❝lá chắn quyền lực❞
0 Bình luận
Chia sẻ

Hơn 111.000 doanh nghiệp đã "biến mất" trong 5 tháng đầu năm

Vào 5 tháng đầu năm 2025, số doanh nghiệp rút lui gần bằng lượng thành lập mới và tái hoạt động, phản ánh bức tranh kinh doanh nhiều thách thức và lo ngại. Xem thêm

Hơn 111.000 doanh nghiệp đã ❝biến mất❞ trong 5 tháng đầu năm
0 Bình luận
Chia sẻ

Cuộc chiến giảm giá xe điện tại Trung Quốc và nỗi lo của giới chức

Gần đây, thị trường xe điện Trung Quốc diễn ra cuộc đua giảm giá quyết liệt. Xem thêm

Cuộc chiến giảm giá xe điện tại Trung Quốc và nỗi lo của giới chức
0 Bình luận
Chia sẻ

Trump hé lộ ứng viên hàng đầu cho vị trí Chủ tịch Fed

Dù ông Jerome Powell còn tại vị đến tháng 5/2026, Tổng thống Trump tiết lộ sẽ sớm công bố người kế nhiệm. Xem thêm

Trump hé lộ ứng viên hàng đầu cho vị trí Chủ tịch Fed
0 Bình luận
Chia sẻ

Hơn 18 tỷ USD rót vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm

Trong 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam hút 18,39 tỷ USD vốn FDI, tăng 51,2% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy niềm tin mạnh mẽ của nhà đầu tư vào triển vọng dài hạn của thị trường. Xem thêm

Hơn 18 tỷ USD rót vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm
0 Bình luận
Chia sẻ

Tesla, SpaceX đứng trước sóng gió lớn từ việc đối đầu giữa Elon Musk và Donald Trump

Cuộc khẩu chiến giữa Elon Musk và Tổng thống Donald Trump đang khiến giới đầu tư lo ngại về triển vọng của Tesla, SpaceX và Starlink. Xem thêm

Tesla, SpaceX đứng trước sóng gió lớn từ việc đối đầu giữa Elon Musk và Donald Trump
0 Bình luận
Chia sẻ

Tăng trưởng GDP Việt Nam sắp vươn lên dẫn đầu khu vực?

Báo cáo triển vọng kinh tế của OECD dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực với GDP đạt khoảng 6,2% năm 2025 và 6% năm 2026. Xem thêm

Tăng trưởng GDP Việt Nam sắp vươn lên dẫn đầu khu vực?
0 Bình luận
Chia sẻ

Cho phép mở công ty mới chỉ trong 24h, EU đang nhắm tới điều gì?

Liên minh châu Âu (EU) đang đẩy mạnh một chiến lược mới khi có kế hoạch rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp chỉ còn 24 giờ. Xem thêm

Cho phép mở công ty mới chỉ trong 24h, EU đang nhắm tới điều gì?
0 Bình luận
Chia sẻ

Nvidia dẫn dắt đà tăng, Phố Wall vẫn bất an vì rủi ro thuế quan

Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc trong phiên giao dịch ngày 29/5 khi phần lớn các chỉ số chủ đạo đều tăng điểm. Tâm điểm được dành cho Nvidia - cổ phiếu bật tăng hơn 3% sau khi công ty công bố kết quả kinh doanh quý I vượt xa kỳ vọng. Xem thêm

Nvidia dẫn dắt đà tăng, Phố Wall vẫn bất an vì rủi ro thuế quan
0 Bình luận
Chia sẻ

Chính sách thuế của ông Trump tạm thời được khôi phục giữa tranh cãi pháp lý

Chính sách thuế đáp trả từng được chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump ban hành sẽ tiếp tục được duy trì trong lúc chính phủ tiến hành thủ tục kháng cáo. Xem thêm

Chính sách thuế của ông Trump tạm thời được khôi phục giữa tranh cãi pháp lý
0 Bình luận
Chia sẻ

iPhone 16 Pro Max sẽ "đắt đỏ" thế nào nếu phải chịu thuế Mỹ?

Khi các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và các đối tác quốc tế vẫn còn căng thẳng, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 25% với các sản phẩm của Apple nếu hãng tiếp tục sản xuất bên ngoài nước Mỹ. Xem thêm

iPhone 16 Pro Max sẽ ❝đắt đỏ❞ thế nào nếu phải chịu thuế Mỹ?
0 Bình luận
Chia sẻ

Ngành gỗ Việt Nam đứng trước "cơn bão" thuế quan và tiêu chuẩn quốc tế

Các doanh nghiệp xuất khẩu lâm sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới như áp lực thuế quan, yêu cầu nguồn nguyên liệu hợp pháp, cũng như sức mua giảm ở các thị trường lớn. Xem thêm

Ngành gỗ Việt Nam đứng trước ❝cơn bão❞ thuế quan và tiêu chuẩn quốc tế
0 Bình luận
Chia sẻ

Thị trường ngô 2025: Dư thừa mà vẫn thiếu?

Năm 2025 được dự báo là năm ghi nhận nhiều dấu ấn đặc biệt trên thị trường ngô thế giới khi sản lượng toàn cầu dự kiến đạt mức cao chưa từng có. Xem thêm

Thị trường ngô 2025: Dư thừa mà vẫn thiếu?
0 Bình luận
Chia sẻ