Trung Quốc “căng mình” trước làn sóng thuế quan mới từ Mỹ

Eric Bùi
Chính sách thuế quan mới từ Tổng thống Donald Trump có thể khiến cỗ máy xuất khẩu lớn nhất thế giới phải hãm phanh gấp.
Từ đầu năm đến nay, các nhà máy tại Trung Quốc đã hoạt động gần như hết công suất để “chạy đua” xuất khẩu sang Mỹ trước khi các lệnh thuế mới được áp dụng. Nhờ đó, nền kinh tế đã ghi nhận mức tăng trưởng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái – một con số đáng chú ý trong bối cảnh toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn.
Tuy nhiên, giai đoạn “tranh thủ” ấy có thể đã kết thúc khi Mỹ đột ngột nâng mức thuế nhập khẩu với hơn một nửa hàng hóa Trung Quốc lên tới 145%, cục diện thương mại hai chiều ngay lập tức đổi chiều. Một số xưởng sản xuất tại miền Nam Trung Quốc đã phải tạm dừng hoạt động từ đầu tháng 4 vì chi phí vận hành trở nên quá cao trong khi xuất khẩu bị bóp nghẹt.
Xuất khẩu khó, tiêu dùng trong nước chưa đủ mạnh
Trong khi áp lực từ bên ngoài ngày một tăng, chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực chuyển hướng sang thúc đẩy tiêu dùng nội địa để giữ vững tăng trưởng. Từ đây, một số chính sách đã được đưa ra như trợ giá khi mua thiết bị gia dụng và xe điện. Tuy nhiên, tâm lý tiêu dùng trong nước vẫn dè dặt – đặc biệt sau sự sụp đổ của thị trường bất động sản, khiến nhiều hộ gia đình mất một phần lớn tài sản.
Với người Trung Quốc, bất động sản từng được coi là kênh tích lũy tài sản chính – chiếm tới 80% tổng giá trị tài sản cá nhân. Nhưng kể từ năm 2021, giá căn hộ đã lao dốc tới 40% ở nhiều thành phố. Nỗi lo mất giá khiến người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, kể cả với những mặt hàng thiết yếu.
Tỷ giá và chiến lược "dài hơi"
Để hỗ trợ xuất khẩu, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã để đồng Nhân dân tệ giảm nhẹ giá trị so với đồng USD. Tuy nhiên, mức giảm khiêm tốn 1% kể từ giữa tháng 3 dường như không đủ để bù đắp mức thuế hàng trăm % mà Mỹ đang áp lên hàng Trung Quốc. Nếu phá giá sâu hơn, Trung Quốc sẽ đối mặt với nguy cơ bất ổn tài chính – điều họ luôn tìm cách né tránh.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia đang siết chặt nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước, Bắc Kinh sẽ phải tính toán lại toàn bộ chiến lược tăng trưởng – không thể tiếp tục dựa vào xuất khẩu như trước.
Chính sách áp thuế của Mỹ lần này không đơn thuần là một cú sốc thương mại, mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh cho mô hình tăng trưởng mà Trung Quốc đã theo đuổi suốt nhiều thập kỷ. Việc điều chỉnh chiến lược hướng ngoại sang hướng nội – dựa vào tiêu dùng trong nước và phát triển công nghệ cao – sẽ là thách thức không nhỏ, nhưng cũng là con đường duy nhất nếu muốn duy trì vị thế trong nền kinh tế toàn cầu đang đổi thay chóng mặt.
Theo NewYork Times
Từ khoá
Cùng cộng đồng
Khi một dòng trạng thái có thể thay đổi cục diện chiến tranh Trung Đông
Giữa bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Iran và Israel, Tổng thống Mỹ Donald Trump dùng mạng xã hội Truth Social để truyền tải thông điệp ngoại giao một cách trực tiếp, liên tục và đầy quyết đoán. Xem thêm

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần làm gì trước cơn địa chấn tại Trung Đông?
Căng thẳng quân sự giữa Israel và Iran không chỉ khuấy đảo địa chính trị toàn cầu mà còn kéo theo những thay đổi sâu sắc trong dòng chảy thương mại quốc tế. Tuy tiềm ẩn rủi ro, nhưng cuộc khủng hoảng này lại có thể mở ra nhiều "khoảng trống thị trường" cho các quốc gia xuất khẩu nhanh nhạy, trong đó có Việt Nam. Xem thêm

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiến thoái lưỡng nan giữa lạm phát và thuế quan Mỹ
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đang mắc kẹt giữa áp lực lạm phát cần siết lãi suất và lo ngại suy thoái do thuế quan Mỹ. Xem thêm

Việt Nam bất ngờ vượt bậc trên bản đồ xuất khẩu của Singapore
Đáng chú ý, Việt Nam đã leo bậc ngoạn mục từ vị trí thứ 12 lên hàng thứ 8 trong danh sách thị trường xuất khẩu hàng hóa của Singapore. Xem thêm

Sống chung với chiến sự nhưng kinh tế Israel vẫn tăng trưởng bất chấp
Dù chìm trong xung đột kéo dài, kinh tế Israel vẫn ghi nhận sức bật đáng kể: chứng khoán lập đỉnh, lạm phát hạ nhiệt, GDP duy trì tăng trưởng. Xem thêm

Khi OpenAI muốn thoát khỏi cái bóng của Microsoft: Cơ hội hay rủi ro cho cả hai phía?
Mối quan hệ từng được xem là hình mẫu giữa OpenAI và Microsoft nay đang bên bờ đổ vỡ. Xem thêm

Thêm một "ẩn số" khiến Fed chưa thể cắt giảm lãi suất
Căng thẳng Israel - Iran khiến kế hoạch hạ lãi suất của Fed khó triển khai hơn, do lo ngại lạm phát gia tăng từ giá dầu leo thang. Xem thêm

Hợp đồng tỷ USD của Elon Musk gặp rắc rối
Sau những căng thẳng công khai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk trên mạng xã hội, chính quyền Mỹ đã yêu cầu Bộ Quốc phòng và NASA tiến hành rà soát toàn diện các hợp đồng hiện hành với SpaceX, công ty hàng không vũ trụ do Musk sáng lập. Xem thêm

iPhone sản xuất tại Ấn Độ tăng tốc xuất sang Mỹ giữa căng thẳng thuế
Trong vài tháng gần đây, Apple đã gia tăng đáng kể lượng iPhone sản xuất tại Ấn Độ được chuyển sang thị trường Mỹ, cho thấy sự điều chỉnh chiến lược chuỗi cung ứng nhằm ứng phó với chính sách thuế khắt khe của Mỹ đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Xem thêm

Rạn nứt với Trump, Elon Musk đánh mất "lá chắn quyền lực"
Từng là “đồng minh thân thiết” của Tổng thống Donald Trump, Elon Musk giờ đây đối mặt với rủi ro lớn sau khi mối quan hệ giữa hai người đổ vỡ công khai trên mạng xã hội. Xem thêm

Hơn 111.000 doanh nghiệp đã "biến mất" trong 5 tháng đầu năm
Vào 5 tháng đầu năm 2025, số doanh nghiệp rút lui gần bằng lượng thành lập mới và tái hoạt động, phản ánh bức tranh kinh doanh nhiều thách thức và lo ngại. Xem thêm

Cuộc chiến giảm giá xe điện tại Trung Quốc và nỗi lo của giới chức
Gần đây, thị trường xe điện Trung Quốc diễn ra cuộc đua giảm giá quyết liệt. Xem thêm

Trump hé lộ ứng viên hàng đầu cho vị trí Chủ tịch Fed
Dù ông Jerome Powell còn tại vị đến tháng 5/2026, Tổng thống Trump tiết lộ sẽ sớm công bố người kế nhiệm. Xem thêm

Hơn 18 tỷ USD rót vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm
Trong 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam hút 18,39 tỷ USD vốn FDI, tăng 51,2% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy niềm tin mạnh mẽ của nhà đầu tư vào triển vọng dài hạn của thị trường. Xem thêm

Tesla, SpaceX đứng trước sóng gió lớn từ việc đối đầu giữa Elon Musk và Donald Trump
Cuộc khẩu chiến giữa Elon Musk và Tổng thống Donald Trump đang khiến giới đầu tư lo ngại về triển vọng của Tesla, SpaceX và Starlink. Xem thêm

Đang quan tâm
Xem thêm
