Đầu tư tăng trưởng: Lựa chọn cổ phiếu cho nhà đầu tư dài hạn

Nguyễn Phương Huyền My
Trong số nhiều trường phái đầu tư hiện nay, đầu tư tăng trưởng đang ngày càng được giới đầu tư trẻ và các quỹ đầu tư mạo hiểm quan tâm.

Chiến lược nhấn mạnh vào việc tạo ra lợi nhuận từ sự tăng giá của cổ phiếu trong dài hạn, thay vì dựa vào nguồn thu nhập định kỳ từ cổ tức như các phương thức đầu tư truyền thống.
Hiểu đúng về đầu tư tăng trưởng
Đầu tư tăng trưởng là gì?
Đầu tư tăng trưởng (growth investing) là phương pháp lựa chọn cổ phiếu của các công ty có tiềm năng mở rộng nhanh chóng trong tương lai.
Các doanh nghiệp này thường ghi nhận mức tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận vượt trội so với mặt bằng chung toàn ngành.
Điểm khác biệt khi đầu tư tăng trưởng
Điểm nổi bật là phần lớn lợi nhuận tạo ra sẽ được doanh nghiệp giữ lại để tái đầu tư, phục vụ cho quá trình mở rộng hoạt động, thay vì chia cổ tức cho cổ đông.
Chính vì đặc điểm đó, loại hình đầu tư này còn được gọi là chiến lược tăng vốn hoặc chiến lược tập trung vào tăng giá trị tài sản.
Phần lớn lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được đến từ việc bán cổ phiếu khi giá tăng, thay vì trông chờ vào nguồn thu cổ tức thường xuyên.
Những đặc điểm của đầu tư tăng trưởng cần lưu ý
Cổ phiếu tăng trưởng
Cổ phiếu tăng trưởng thường có chỉ số tài chính như P/E (giá trên lợi nhuận) và P/B (giá trên giá trị sổ sách) ở mức cao, phản ánh kỳ vọng lớn từ thị trường vào tương lai của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tỷ lệ chia cổ tức lại rất thấp, thậm chí bằng 0, do phần lợi nhuận giữ lại dùng để tái đầu tư.
Rủi ro cao
Đi cùng với tiềm năng cao là rủi ro không nhỏ.
Những công ty tăng trưởng thường là doanh nghiệp mới nổi, quy mô vừa và nhỏ, có thể gặp khó khăn khi thị trường biến động hoặc khi đối mặt với áp lực tài chính trong giai đoạn đầu phát triển.
Chu kỳ
Ngoài ra, giá cổ phiếu nhóm này biến động mạnh theo chu kỳ thị trường — có thể bứt phá khi thị trường tăng trưởng, nhưng cũng dễ điều chỉnh mạnh khi thị trường đi xuống.
Cách nhận diện cổ phiếu tăng trưởng
Lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng cho nhà đầu tư dài hạn là điều cần thiết khi đầu tư. Một trong những phương pháp phổ biến và được đánh giá cao để lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng là mô hình CANSLIM do nhà đầu tư huyền thoại William J. O’Neil phát triển.

7 Tiêu chí
Đây là hệ thống gồm 7 tiêu chí giúp nhận diện những cổ phiếu có khả năng tăng trưởng vượt trội:
C – Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu quý hiện tại (EPS)
Ưu tiên các doanh nghiệp có EPS quý tăng trưởng mạnh, tối thiểu 25% so với cùng kỳ năm trước.
A – Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm
Doanh nghiệp phải có lãi đều trong ít nhất ba năm gần nhất, với mức tăng trưởng EPS bình quân trên 20–25% và ROE từ 17% trở lên.
N – Yếu tố đổi mới
Việc doanh nghiệp tung ra sản phẩm mới, cải tổ ban lãnh đạo hoặc mở rộng hoạt động sang các thị trường tiềm năng thường là chất xúc tác khiến giá cổ phiếu bứt phá.
S – Quan hệ cung cầu
Khi giá cổ phiếu tăng kèm theo sự gia tăng về khối lượng giao dịch, đó là tín hiệu cho thấy lực cầu mạnh và dòng tiền đang tích cực chảy vào mã cổ phiếu đó.
L – Cổ phiếu dẫn đầu ngành
Tập trung vào các công ty đầu ngành thay vì những doanh nghiệp đang bị thị trường bỏ lại phía sau.
I – Sự hậu thuẫn từ tổ chức tài chính
Doanh nghiệp được các quỹ đầu tư lớn, ngân hàng hay công ty bảo hiểm sở hữu cổ phần thường có tiềm năng tốt và được quản lý minh bạch.
M – Xu hướng thị trường chung
Thị trường chung đóng vai trò quyết định tới 70% kết quả đầu tư.
Nắm bắt đúng xu hướng giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác về thời điểm mua – bán.
Cùng cộng đồng
Việc lựa chọn phương pháp đầu tư cổ phiếu phù hợp ngay từ giai đoạn đầu tham gia thị trường chứng khoán đóng vai trò then chốt đối với nhà đầu tư mới. Xem thêm

Trong thế giới đầu tư tài chính, bảng giá chứng khoán được ví như “tấm gương phản chiếu” toàn cảnh diễn biến thị trường, nên người mới chơi buộc phải nắm được. Xem thêm

Giá đất tăng cao khiến hình thức góp tiền sở hữu chung đất ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nếu thiếu hiểu biết pháp lý, việc này dễ phát sinh tranh chấp và rủi ro. Xem thêm

Đặt cọc bất động sản là bước quan trọng giúp đảm bảo cam kết giữa bên mua và bên bán. Tuy không bắt buộc theo luật, nhưng cần thẩn trọng trong giấy tờ pháp lý. Xem thêm

Trên thị trường chứng khoán, bắt đầu từ ngày 5/5/2025, một loạt điều chỉnh quan trọng: đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán sẽ chính thức có hiệu lực. Xem thêm

Trong thế giới tài chính biến động, đầu tư lướt sóng đang thu hút nhà đầu tư nhờ khả năng kiếm lời nhanh từ những biến động ngắn hạn, dù tiềm ẩn không ít rủi ro. Xem thêm

Đầu tư chứng khoán dài hạn không chỉ là một chiến lược tài chính thông minh, mà là một phương pháp giúp nhà đầu tư tận dụng tối đa sức mạnh của lãi kép. Xem thêm

Chứng khoán là kênh đầu tư hấp dẫn, nếu bạn mới bắt đầu, việc hiểu rõ các bước cơ bản là rất cần thiết. Cùng tìm hiểu cách đầu tư chứng khoán cơ bản khi bước vào thị trường. Xem thêm

Hệ thống KRX chính thức được đưa vào vận hành từ 5/5 tới đây do Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM đưa ra. Có những thông tin cơ bản mà bạn cần biết về hệ thống này. Xem thêm

Dịch vụ quản lý chung cư hiện đang có quy định mới mà người dân nên nắm bắt, đặc biệt trong bối cảnh các khu chung cư nổi lên ngày một nhiều như hiện nay. Xem thêm

Trong bối cảnh thị trường bất động sản năm 2025, đất nền vẫn được xem là kênh đầu tư hấp dẫn nhờ tiềm năng sinh lời dài hạn và khả năng kiểm soát rủi ro. Xem thêm

Ngày 14/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2025/NĐ-CP với nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị định số 17/2012/NĐ-CP, liên quan đến việc triển khai Luật Kiểm toán độc lập. Xem thêm

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, nơi mà sản phẩm và công nghệ có thể bị sao chép chỉ sau một đêm, thì văn hóa doanh nghiệp lại là thứ tài sản vô hình nhưng vô cùng bền vững. Xem thêm

Trong thời đại số hóa và cạnh tranh khốc liệt, một hệ thống kế toán chuyên nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý tài chính mà còn là công cụ chiến lược để phát triển bền vững. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa khai thác hiệu quả công cụ này, dẫn đến sai sót trong quản lý, gây thất thoát tài chính và phát sinh rủi ro pháp lý.
Xem thêm

Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, việc quản trị vốn lưu động ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Đây không chỉ là thước đo năng lực tài chính mà còn phản ánh cách doanh nghiệp vận hành các hoạt động thường nhật như chi phí thuê mặt bằng, mua nguyên vật liệu hay kiểm soát tồn kho. Xem thêm
