Triết lý kinh doanh bắt nguồn từ tuổi thơ ở đợ của “ông tổ” ngành công nghiệp Nhật Bản

Nguyễn Chính Nghĩa
Tuổi thơ nghèo khó, mất mát và những năm tháng đi ở đợ đã góp phần hình thành nên triết lý “con người vĩ đại” của Matsushita Konosuke, nhà sáng lập Panasonic, đồng thời được mệnh danh là "ông tổ" của phương thức kinh doanh Nhật Bản.

Ông sinh năm 1894 trong một gia đình khá giả có bảy người con, nhưng cuộc sống đảo lộn hoàn toàn khi cha ông làm ăn thua lỗ, dẫn đến phá sản.
Mới bốn tuổi, ông đã chứng kiến cảnh nhà tan cửa nát, ruộng vườn bị mất trắng, gia đình ly tán.
Chín tuổi, ông rời quê lên Osaka, làm người hầu cho một gia đình giàu. Chính quãng thời gian ấy đã giúp ông tiếp cận sớm với tư duy kinh doanh và những bài học đầu tiên về buôn bán.
Cuộc đời Konosuke không dừng lại ở đó. Lần lượt cha mẹ và sáu người anh chị em của ông qua đời vì bệnh lao. Mất mát quá lớn trong tuổi thơ khiến ông trăn trở sâu sắc về sự sống, cái chết và giá trị của con người.
Qua thời gian, ông đi đến nhận thức rằng “mỗi con người đều là một tồn tại vĩ đại”, sở hữu “viên kim cương” trong chính bản thân mình và là “vua của vạn vật”. Với niềm tin đó, Konosuke cho rằng mỗi người cần gánh vác trách nhiệm tương xứng với phẩm giá mình có.
Từ triết lý đó, ông tin rằng cội rễ của chiến tranh và bạo lực nằm ở việc con người không tôn trọng giá trị và phẩm giá của nhau. Chỉ khi tin rằng ai cũng xứng đáng được tôn trọng, mới có thể xây dựng một xã hội công bằng, tử tế.
Theo ông, tai họa của thời đại bắt nguồn từ việc con người bị bó hẹp trong quan niệm “nhỏ bé”, dẫn đến việc chỉ đặt ra những mục tiêu tầm thường và sống thiếu trách nhiệm.
Ông gọi triết lý của mình là “lấy con người làm trọng” (ningen daiji) - tư tưởng cốt lõi định hướng toàn bộ cách ông xây dựng và vận hành doanh nghiệp.

Năm 1918, khi mới 23 tuổi, ông thành lập một xưởng sản xuất thiết bị điện nhỏ, tiền thân của Panasonic với sản phẩm đầu tiên là đui đèn cải tiến.
Ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp, ông đã đặt con người ở vị trí trung tâm trong mọi hoạt động kinh doanh.
Không chỉ khách hàng hay đối tác, mà ngay cả nhân viên và cả những người chưa từng sử dụng sản phẩm của công ty, với ông, đều là những “con người vĩ đại” đáng trân trọng.
Theo ông, sứ mệnh của doanh nhân không nằm ở việc tối đa hóa lợi nhuận, mà là tạo ra sản phẩm chất lượng, giá hợp lý và đủ số lượng để phục vụ cộng đồng. Ông nhấn mạnh rằng nếu không làm được điều đó thì sẽ là có lỗi với cộng đồng.
Konosuke đề cao tinh thần “ba bên cùng có lợi”: khách hàng, doanh nghiệp và xã hội. Với ông, hành vi kinh doanh không trung thực chính là một tội lỗi với con người.

Trong quản trị nội bộ, ông đặc biệt trân trọng nhân viên. Ông luôn xem sa thải là phương án cuối cùng, chỉ thực hiện khi không còn lựa chọn nào khác.
Thay vào đó, ông luôn nỗ lực tìm giải pháp để cùng nhau vượt khó. Lợi nhuận không quan trọng bằng hạnh phúc của người lao động. Ông là người thường xuyên truyền cảm hứng, động viên và thể hiện lòng biết ơn với đội ngũ.
Với sản phẩm, ông giữ nguyên tắc: “tuyệt đối không giảm giá”. Đối với bản thân, Konosuke luôn giữ vững niềm tin: “Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng không được để mất đi sự tự tin.”
Nhờ tuân thủ chặt chẽ triết lý ấy, doanh nghiệp của ông đạt được những bước tiến ngoạn mục. Năm 1931, công ty ông sản xuất tới 200 mặt hàng điện tử, từ thiết bị nối điện, máy thu thanh đến pin.
Đội ngũ nhân sự đã vượt mốc 1.000 người. Đến năm 1935, công ty chính thức lấy tên là Công ty Công nghiệp Điện khí Matsushita.Ba năm sau, ông chế tạo thành công mẫu máy truyền hình đầu tiên. Đến năm 1941, doanh nghiệp của ông trở thành tập đoàn lớn với hơn 10.000 công nhân.
Trong suốt 70 năm cống hiến, Konosuke đã xây dựng nên một đế chế trị giá hơn 7.000 tỷ yen, tương đương khoảng 44 tỷ USD tính theo tỷ giá hiện tại.
Dù đạt được những thành tựu đáng nể, ông luôn khiêm nhường, tự nhận mình là người bình thường: không bằng cấp, sức khỏe yếu, không gia đình làm chỗ dựa.
Thế nhưng chính sự "bình thường" đó lại trở thành động lực để ông không ngừng học hỏi. Ông luôn sẵn sàng lắng nghe, xem mỗi người xung quanh là một “con người vĩ đại” có thể giúp ông học hỏi và hoàn thiện chính mình.
Chấp nhận bản thân là người bình thường nhưng tin rằng con người vốn vĩ đại - đó là hai trụ cột làm nên bản lĩnh và thành công của Matsushita Konosuke.
Ông không chỉ là doanh nhân kiệt xuất, mà còn là hiện thân sống động của một triết lý nhân văn giữa thời đại công nghiệp hóa.
Cùng cộng đồng
Hộ kinh doanh có doanh thu bao nhiêu thì phải dùng hóa đơn điện tử?
Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi đề xuất hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm bắt buộc dùng hóa đơn điện tử để tăng minh bạch và thuận tiện trong quản lý thuế. Xem thêm

Chiêu trò ‘Greenwashing’: Khi “xanh” chỉ là lớp vỏ quảng cáo
Trong bối cảnh ý thức bảo vệ môi trường đang lan rộng trên toàn cầu, các thương hiệu cũng nhanh chóng bắt nhịp bằng cách đưa ra những cam kết "xanh" để thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự thân thiện với môi trường cũng bắt nguồn từ thực chất. Xem thêm

Hướng dẫn cách định giá bất động sản: Bí quyết cho nhà đầu tư mới
Hướng dẫn cách định giá bất động sản là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đánh giá tiềm năng sinh lời, tránh rủi ro và tối ưu lợi nhuận. Xem thêm

Từ ngày 1/7, 8 tội danh chính thức không còn bị áp dụng án tử hình tại Việt Nam
Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự vừa được Quốc hội thông qua đã chính thức bỏ án tử hình với 8 tội danh, thay bằng án tù chung thân cho những trường hợp chưa thi hành án trước ngày 1/7. Xem thêm

Chuyển khoản không lo thuế nếu rơi vào danh sách này
Nhiều người lo lắng nhận tiền sẽ bị đánh thuế, nhưng thực tế có ít nhất 9 trường hợp được miễn hoàn toàn, miễn bạn hiểu đúng và giao dịch minh bạch. Xem thêm

Những sai lầm thường gặp khi bắt đầu đầu tư bất động sản
Những sai lầm thường gặp khi bắt đầu đầu tư bất động sản có thể khiến người mới mất tiền. Bài viết này giúp bạn nhận diện khi bước vào thị trường. Xem thêm

Adx là gì? Hiểu rõ về chỉ báo ADX trong phân tích kỹ thuật
Adx là gì là câu hỏi quan trọng với bất kỳ nhà đầu tư nào muốn hiểu rõ về sức mạnh xu hướng trên thị trường. Cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này trong phân tích kỹ thuật. Xem thêm

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?
Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì khi thuật ngữ này thường xuất hiện lúc công ty chuẩn bị chia cổ tức hoặc phát hành cổ phiếu. Xem thêm

FOC là gì? Giải thích thuật ngữ và ứng dụng thực tế
FOC là gì? Thuật ngữ này ngày càng phổ biến trong ngành khách sạn và xuất nhập khẩu; đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp. Xem thêm

CTO là gì? Có vai trò gì trong doanh nghiệp hiện đại
CTO là gì? Trong doanh nghiệp hiện đại, CTO đóng vai trò then chốt trong việc định hình chiến lược công nghệ, kết nối kỹ thuật với kinh doanh. Xem thêm

P/S là gì? Chỉ số đo lường giá trị doanh thu trong đầu tư
P/S là gì? Khi việc phân tích chỉ số P/S kết hợp cùng các chỉ số tài chính khác sẽ hỗ trợ đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn. Xem thêm

ROA là gì? Chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản doanh nghiệp
Bản chất ROA là gì khi ROA được xem là công cụ quan trọng để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Xem thêm

Fintech là gì? Khám phá công nghệ tài chính từ A đến Z
Fintech là gì? Đây là công nghệ đang thay đổi cách chúng ta thanh toán, đầu tư và quản lý tiền bạc. Tìm hiểu Fintech để hiểu lý do phát triển. Xem thêm

Nợ xấu là gì? Hiểu về nợ xấu và tầm ảnh hưởng tới tài chính
Bản chất nợ xấu là gì? Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, "nợ xấu" là một trong những khái niệm được đặc biệt quan tâm bạn cần biết Xem thêm

GMV là gì? Chỉ số quan trọng trong thương mại điện tử cần hiểu rõ
GMV là chỉ số được nhắc đến thường xuyên trong ngành thương mại điện tử. Vậy GMV là gì? Đây không chỉ là con số thể hiện quy mô mà còn là dữ liệu tham khảo hiệu quả. Xem thêm

Đang quan tâm
Xem thêm
Có thể bạn biết
Xem tất cả