Nissan: Một thời hoàng kim đang tắt dần - Bài học nào cho doanh nghiệp thời biến động?

Trần Quang Đan
Từ biểu tượng toàn cầu của ngành công nghiệp ô tô, Nissan đang trượt dài trong khủng hoảng. Sự sa sút này không chỉ là câu chuyện nội bộ, mà là lời cảnh tỉnh cho bất kỳ doanh nghiệp nào chậm thích nghi giữa thời đại hậu toàn cầu hóa.

Từng được xem là biểu tượng đổi mới của ngành ô tô toàn cầu, Nissan giờ đây đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ khi thành lập. Từ vị thế dẫn đầu, hãng xe Nhật Bản đang chật vật tìm lối ra giữa vòng xoáy thua lỗ triền miên, định hướng chiến lược mờ nhạt và những bất đồng nội bộ âm ỉ kéo dài suốt nhiều năm qua.
Tài chính lao dốc: Đế chế chao đảo
Trong báo cáo tài chính gần đây, Nissan công bố khoản lỗ ròng hơn 4,5 tỷ USD – con số gây bất ngờ ngay cả với những nhà phân tích bi quan nhất. Điều đáng nói, giá trị thị trường của hãng đã giảm xuống mức chỉ còn khoảng 8,4 tỷ USD, thấp hơn lượng tiền mặt công ty nắm giữ. Tức là về lý thuyết, nhà đầu tư đang đánh giá toàn bộ giá trị vận hành của Nissan... âm.
Điều cay đắng hơn nữa: những ai đầu tư dài hạn vào cổ phiếu Nissan từ gần 50 năm trước tới nay, nếu vẫn nắm giữ, thì... vẫn lỗ.
Khủng hoảng quản trị kéo dài từ hậu Ghosn
Cuộc khủng hoảng tại Nissan không chỉ nằm ở các con số. Sau sự kiện cựu CEO Carlos Ghosn bị bắt giữ vào năm 2018, bộ máy lãnh đạo của hãng rơi vào tình trạng chia rẽ nghiêm trọng. Mối quan hệ giữa Nissan (Nhật Bản) và Renault (Pháp), từng được xem là biểu tượng hợp tác Đông – Tây, trở nên căng thẳng và thiếu tin cậy.
Sự bất ổn ở thượng tầng, cùng với những lần cải tổ còn dang dở và tầm nhìn chiến lược thiếu nhất quán, đã khiến Nissan hụt hơi trong cuộc đua công nghệ giữa một ngành ô tô đang biến đổi chóng mặt. Khi đối thủ tăng tốc chuyển mình theo xu hướng điện hóa và số hóa, Nissan lại loay hoay với những bài toán nội bộ chưa lời giải.
Thất thế trong đường đua xe điện
Nissan từng tạo dấu ấn khi tung ra mẫu xe điện Leaf – một bước đi tiên phong trong ngành. Tuy nhiên, lợi thế đó đã không được phát huy thành công bền vững. Trong khi nhiều hãng xe khác đang tăng tốc mạnh mẽ với chiến lược rõ ràng và nguồn lực đầu tư bài bản vào công nghệ mới, Nissan lại thể hiện sự lạc nhịp và thiếu quyết đoán trong chuyển đổi.
Hãng xe từng tiên phong giờ đây đang đánh mất nhịp độ trước làn sóng đổi mới của toàn ngành. Thị trường Trung Quốc – trung tâm phát triển xe điện toàn cầu – là minh chứng rõ nét: năm 2024, hãng chỉ bán được hơn 12.000 xe điện và hybrid, chiếm chưa tới 0,1% thị phần.
Lệ thuộc vào Mỹ – canh bạc nhiều rủi ro
Một nửa doanh thu của Nissan đến từ thị trường Bắc Mỹ, trong khi thị trường nội địa Nhật Bản chỉ đóng góp chưa tới 20%. Điều này khiến hãng dễ tổn thương trước các biến động chính sách thương mại, đặc biệt nếu Mỹ thực hiện các biện pháp bảo hộ như tăng thuế nhập khẩu.
Sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường duy nhất là chiến lược đầy rủi ro – đặc biệt trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ ngày càng mạnh mẽ và chuỗi cung ứng toàn cầu có dấu hiệu phân mảnh.
Cải tổ... trên giấy: Không lối thoát thật sự
Dù đã thay CEO, kế hoạch tái cấu trúc mới của Nissan vẫn bị cho là lặp lại tư duy cũ, thiếu đột phá. Sau ba lần cải tổ trong năm năm, kết quả vẫn mờ nhạt – cho thấy vấn đề nằm sâu ở tư duy chiến lược và cấu trúc quản trị cứng nhắc, không theo kịp thị trường.
Khi một biểu tượng toàn cầu hóa... quay đầu
Từng là gương mặt đại diện cho làn sóng toàn cầu hóa của Nhật Bản – nơi mô hình quản trị phương Tây gặp gỡ với kỹ luật Á Đông – Nissan giờ đây lại trở thành một trong những ví dụ rõ ràng nhất về sự thoái lui của chủ nghĩa toàn cầu trong ngành ô tô. Trong khi thế giới dịch chuyển về phía nội địa hóa sản xuất và bảo hộ thị trường, Nissan vẫn loay hoay tìm kiếm bản sắc giữa những mâu thuẫn chưa được giải quyết từ thời hậu Carlos Ghosn.
Trong khi Nissan vẫn đang loay hoay với cải tổ và mâu thuẫn nội bộ, các hãng xe Trung Quốc đã âm thầm vươn lên chiếm lĩnh thị phần, tận dụng lợi thế nội địa hóa và sự hỗ trợ chính sách mạnh mẽ từ chính phủ.
Câu hỏi đặt ra liệu: Giữa một thế giới đang tái định hình, có thương hiệu nào có thể miễn nhiễm với thất bại -kể cả những tên tuổi từng được xem là "bất bại" và đứng vững mãi trên đỉnh cao hay không?
Từ câu chuyện của Nissan, bạn rút ra được những bài học gì? Chia sẻ cho mình biết nhé!
Từ khoá
Cùng cộng đồng
Cổ phiếu là gì? Khái niệm, phân loại và quy định pháp lý cần biết
Trong lĩnh vực tài chính - đầu tư, nhà đầu tư mới cần hiểu bản chất cổ phiếu là gì và phân biệt được với khái niệm khác, phân loại các cổ phiếu. Xem thêm

Cổ tức là gì? Những điều nhà đầu tư cần biết
Trong lĩnh vực tài chính, nhà đầu tư cần hiểu đúng "cổ tức là gì", và nắm được những kiến thức cơ bản về điều kiện, trách nhiệm khi chia cổ tức. Xem thêm

Số định danh cá nhân là gì mà ai cũng cần biết?
Bản chất cùa số định danh cá nhân là gì khi mà được xem như là kết nối toàn bộ thông tin cá nhân trong hệ thống dữ liệu của quốc gia. Xem thêm

Bitcoin là gì? Những điều mà nhà đầu tư cần biết
Bitcoin từ lâu đã thu hút sự chú ý của cộng đồng tài chính và các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Vậy Bitcoin là gì? Cách thức đầu tư ra sao? Xem thêm

Thẻ tín dụng là gì? Công cụ thanh toán trong thời đại số
Trong bối cảnh thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến, thẻ tín dụng đã trở thành một trong những công cụ tài chính quan trọng. Vậy thẻ tín dụng là gì? Xem thêm

Nguyên tắc quản lý tài chính: Nền tảng để sống vững vàng
Việc hiểu và áp dụng nguyên tắc quản lý tài chính là điều cần thiết với bất kỳ ai mong muốn có cuộc sống ổn định, chủ động và định hướng dài hạn. Xem thêm

5 bước thay đổi tư duy tài chính cá nhân hiệu quả
Tư duy tài chính cá nhân là cách bạn nhìn nhận và sử dụng tiền. Muốn làm chủ tài chính, hãy bắt đầu thay đổi từ cách suy nghĩ. Xem thêm

Tự do tài chính là gì? Lộ trình đơn giản để đạt được từ sớm
Tự do tài chính không đơn thuần là khái niệm về tiền bạc, mà là trạng thái sống không còn bị chi phối bởi những áp lực tài chính hàng ngày. Xem thêm

Lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả chỉ với 6 bước
Một kế hoạch tài chính cá nhân rõ ràng chính là nền tảng vững chắc để bạn kiểm soát dòng tiền, chuẩn bị cho những mục tiêu lớn trong đời. Xem thêm

10 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân giúp bạn ổn định hơn
Trong xã hội ngày nay, quản lý tài chính cá nhân không còn là lựa chọn mà là kỹ năng sống còn. Khi bạn hiểu rõ dòng tiền, bạn sẽ giảm bớt áp lực chi tiêu. Xem thêm

Tài chính cá nhân là gì? Cách quản lý hiệu quả
Tài chính cá nhân là gì? Tìm hiểu tài chính cá nhân, nắm vai trò và cách quản lý để làm chủ tiền bạc, hướng tới tự do tài chính Xem thêm

Cổ phiếu đầu cơ là gì? Cơ hội sinh lời lớn nhưng rủi ro không nhỏ
Trong thị trường chứng khoán, cổ phiếu đầu cơ thường gắn liền với nhiều ý kiến trái chiều với nhà đầu tư, vậy cổ phiếu đầu cơ là gì? Xem thêm

Giá sàn là gì? Hướng dẫn sử dụng giá sàn trong đầu tư chứng khoán
Trong thị trường chứng khoán, khái niệm giá sàn là một trong những yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần hiểu rõ để ra quyết định chính xác. Xem thêm

Cổ phiếu phòng thủ là gì? 3 nhóm ngành nên xem xét ngay lúc này
Cổ phiếu phòng thủ là công cụ quan trọng trong mọi danh mục đầu tư khôn ngoan, nhất là khi thị trường đứng trước những cơn gió ngược. Xem thêm

Bí quyết làm giàu bền vững từ triệu phú tự thân Ramit Sethi
Những bài học mà bạn có thể học hỏi để "sớm giàu". Xem thêm

Giá tham chiếu là gì? Cách hiểu đúng để đầu tư hiệu quả
Trong đầu tư chứng khoán, giá tham chiếu là một khái niệm cơ bản, đóng vai trò trong việc xác định xu hướng và biên độ biến động giá để đầu tư hiệu quả. Xem thêm
