Nhà sổ chung vi bằng: Giải pháp an cư hay bẫy pháp lý tiềm ẩn?

Nguyễn Phương Huyền My
Nhà sổ chung qua vi bằng là một xu hướng mua nhà phổ biến gần đây tại các đô thị lớn và những tỉnh vùng ven có nhu cầu tìm nhà giá rẻ.

Tại các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội cùng những tỉnh vùng ven như Bình Dương hay Long An, xu hướng tìm mua nhà giá rẻ đang ngày càng phổ biến, đặc biệt trong nhóm người có thu nhập trung bình – thấp.
Một trong những lựa chọn được nhiều người nhắm đến là “nhà sổ chung qua vi bằng” bởi mức giá mềm và thủ tục mua bán tương đối đơn giản. Tuy nhiên, đằng sau sự thuận tiện đó lại là hàng loạt rủi ro pháp lý tiềm ẩn mà không phải ai cũng lường trước được.
Hiểu về mua nhà sổ chung qua vi bằng
Nhà sổ chung là gì?
Nhà sổ chung là nhà ở nằm trên nền đất có chung giấy chứng nhận quyền sử dụng với nhiều người. Người mua chỉ sở hữu một phần trên sổ chung, thay vì có sổ riêng.
Tình trạng này xuất phát từ việc đất chưa đủ điều kiện tách sổ, chưa hoàn thiện hạ tầng hoặc chủ đất muốn phân lô bán nền nhanh để kiếm lời, bỏ qua các thủ tục pháp lý phức tạp.
Vi bằng là gì?
Vi bằng – chứng nhận “trao tay” chứ không phải sở hữu
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận lại hành vi, sự kiện tại thời điểm nhất định như giao nhận tiền, bàn giao tài sản.
Tuy nhiên, nó không có giá trị như hợp đồng mua bán công chứng, không chứng minh quyền sở hữu, và càng không được dùng để sang tên hoặc xin cấp sổ hồng riêng.
Các loại rủi ro thường gặp khi mua nhà sổ chung qua vi bằng
5 rủi ro thường gặp khi mua nhà sổ chung vi bằng
Không được công nhận quyền sở hữu hợp pháp
Nhà không có sổ riêng thì không thể thế chấp ngân hàng, chuyển nhượng hợp pháp hay xin cấp hộ khẩu chính chủ.
Dễ phát sinh tranh chấp
Khi một sổ có nhiều người đồng sở hữu, nếu có bất đồng, giao dịch dễ bị vô hiệu.
Nguy cơ tháo dỡ
Phần lớn nhà dạng này xây dựng không phép, nằm trong vùng quy hoạch treo hoặc chưa rõ ràng.
Gặp khó khi chứng minh quyền lợi
Vi bằng không đủ mạnh trong tranh chấp vì chỉ ghi nhận giao dịch, không khẳng định quyền sở hữu.
Không thể sử dụng dịch vụ tiện ích chính chủ: Không có sổ hồng riêng thì không thể đăng ký điện nước hay tạm trú dài hạn theo tên mình.
Vì sao nhiều người vẫn "liều mình" mua?
Giá thấp là lý do chính. Chỉ với vài trăm triệu đến dưới một tỷ đồng, người thu nhập thấp có thể mua được chỗ ở tại các khu vực ven đô.
Nhiều người không đủ điều kiện vay ngân hàng đành chấp nhận “đánh cược” để có nơi an cư.
Ngoài ra, không ít trường hợp do thiếu hiểu biết hoặc bị môi giới vẽ ra viễn cảnh “hợp pháp hóa” sau này mà bỏ qua những cảnh báo rủi ro.
Có nên mua nhà qua vi bằng hay không?
Nếu bạn xác định mua để ở tạm trong thời gian ngắn, hiểu rõ các giới hạn về pháp lý, tài chính và chấp nhận rủi ro, thì nhà sổ chung qua vi bằng có thể là giải pháp trước mắt.
Không thể phủ nhận rằng loại hình “nhà sổ chung – vi bằng” đang phần nào giải tỏa áp lực nhà ở cho những người có tài chính hạn chế.
Tuy nhiên, bên cạnh mức giá dễ tiếp cận là những rủi ro pháp lý không nhỏ, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người mua.
Trước khi quyết định đầu tư hay an cư, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng và ưu tiên lựa chọn những bất động sản có hồ sơ pháp lý rõ ràng để bảo vệ giá trị tài sản lâu dài.
Từ khoá
Cùng cộng đồng
Giữa bối cảnh giá nhà đất tăng cao, vay ngân hàng mua nhà trở thành giải pháp phổ biến giúp hiện thực hóa giấc mơ an cư. Tuy nhiên, để tránh rủi ro, người vay cần hiểu rõ các hình thức vay và lên kế hoạch tài chính hợp lý. Xem thêm

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại ngày càng gia tăng, giới giàu có tại Trung Quốc đang dần rút vốn khỏi thị trường bất động sản Mỹ. Xem thêm

HĐND TP Hà Nội vừa thông qua nghị quyết tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, có thể lên gấp đôi so với quy định hiện hành. Xem thêm

Việt Nam đang nỗ lực thực hiện cam kết phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, theo tinh thần của Thỏa thuận COP26, thông qua việc chuyển đổi dần sang mô hình kinh tế phát thải thấp. Xem thêm

UBND TP Hà Nội vừa đề xuất nâng mức xử phạt lên gấp đôi so với quy định hiện hành đối với 71 hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai. Xem thêm

Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng vừa thông tin liên quan đến việc mở bán nhà ở xã hội tại các khối A và B của dự án chung cư cho người thu nhập thấp tại khu dân cư An Trung 2. Xem thêm

Sau một thời gian dài trầm lắng từ cuối năm 2022 đến giữa năm 2024, thị trường bất động sản thấp tầng đã bắt đầu phục hồi mạnh mẽ từ quý III/2024, đặc biệt là sau khi Vinhomes ra mắt dự án Vinhomes Global Gate. Xem thêm

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 1204/QĐ-UBND ngày 22/4/2025, chính thức thông qua mức giá khởi điểm gần 650 tỷ đồng cho đợt đấu giá quyền sử dụng đất tại khu dân cư phía Đông trung tâm hành chính TP. Sầm Sơn. Xem thêm

Bước sang đầu năm 2025, thị trường nhà riêng tại Hà Nội ghi nhận xu hướng tăng giá nhẹ. Xem thêm

Về chính sách nhà ở xã hội, nhiều người dân đặt câu hỏi liệu một cá nhân có quyền mua nhiều căn nhà ở xã hội hay không. Dưới đây là thông tin giải đáp theo pháp luật. Xem thêm

Trước thông tin về chủ trương sáp nhập địa giới hành chính giữa TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, tình hình thị trường bất động sản khu vực giáp ranh hai địa phương đang có những diễn biến phức tạp buộc cơ quan
chức năng phải vào cuộc. Xem thêm

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng năm 2025 đang mở ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch, hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Xem thêm

Đối với những người lần đầu tham gia thị trường bất động sản, quá trình mua nhà là một cả quá trình tìm hiểu từ nguồn lực tài chính đến sự hiểu biết về pháp lý. Xem thêm

Trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động, bất động sản cho thuê chính là một lựa chọn đáng cân nhắc cho sự lựa chọn an toàn về sinh lời. Xem thêm

Ủy ban Nhân dân xã Nam Hà (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) vừa phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất của huyện hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết để tổ chức đấu giá quyền thuê 8 thửa đất nông nghiệp công ích trên địa bàn. Xem thêm
